8 bệnh thường gặp khi nuôi Thằn lằn cảnh tại nhà
8 bệnh thường gặp khi nuôi Thằn lằn cảnh tại nhà
Khi nuôi thằn lằn cảnh cũng giống như các loài thú cưng khác, đôi khi bạn sẽ bắt gặp một số vấn đề về sức khỏe của chúng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc thằn lằn cảnh bị ốm bệnh. Người nuôi cần nắm bắt được những dấu hiệu và triệu chứng của thằn lằn kiểng.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Qua đó sẽ có phương pháp ứng phó cơ bản đối với một số bệnh. Đảm bảo không gây ra những tổn hại quá lớn. Bài viết hôm nay, Aqualibs sẽ giúp bạn nhận diện và đưa ra cách điều trị bệnh cho thằn lằn cảnh ngay tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé.
Nguyên nhân và cách chữa bệnh còi xương ở thằn lằn
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính khiến thằn lằn bị bệnh còi xương ở thằn lằn cảnh là do bình thường thiếu hoạt động và ánh sáng dẫn đến mất cân đối giữa Canxi và Phốt pho trong cơ thể.
Bệnh còi xương không chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của thằn lằn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nó. Nếu tình hình nghiêm trọng hơn thì thậm chí sẽ có trường hợp sẽ chết.
Trong số các loài bò sát nói chung, ngoại trừ rắn không đặc biệt cần ánh sáng, các loài bò sát khác có nhu cầu Canxi và tia tử ngoại khá cao. Các tia tử ngoại có thể thúc đẩy chuyển hóa Vitamin D3 thành các hoạt chất mà cơ thể có thể sử dụng.
Các hoạt chất này giúp cơ thể hấp thụ Canxi. Một mặt, nó có thể duy trì sự cân bằng của canxi trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể hình thành xương rắn chắc, ở đây có một mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 bên và chúng đều không thể thiếu được.
Nguồn sáng chính của tia tử ngoại tất nhiên chính là ánh sáng mặt trời tự nhiên. Ngoài ánh sáng mặt trời trực tiếp, ngày âm u, xuyên qua các đám mây hoặc ánh sáng mặt trời tán xạ đều có thể cung cấp tia tử ngoại.
Nếu như không tiện hoặc không có cách nào để cho bò sát tiếp xúc với tia tử ngoại từ thiên nhiên thì hiện tại cũng có rất nhiều nhà sản xuất sản xuất đèn UV chất lượng tốt, có thể bù đắp cho những thiếu sót.
Bổ sung Canxi, Vitamin D3 cho thằn lằn cảnh bị còi xương
Cho dù là Canxi hoặc Vitamin D3 đều có thể được lấy từ thức ăn. Đây là cách lành mạnh và tự nhiên nhất. Vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống.
Đương nhiên cũng có thể được bổ sung bằng bột Canxi thương mại, Canxi dạng nước và bột Vitamin D3, hoặc đất đỏ, bột vỏ trứng… mà chim ăn.
Nhưng cần lưu ý rằng không nên cho quá nhiều. Nếu không thì có thể gây phản tác dụng, dẫn đến Canxi máu quá cao, hoặc vấn đề sỏi thận.
Nói chung, bệnh còi xương không có triệu chứng rõ ràng, tình trạng sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Cơ bắp thường trở nên cứng và phình ra như đá, móng vuốt thường bị gãy, lúc này thì tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều.
Để giải quyết vấn đề này, trước tiên hãy ổn định tình trạng sinh lý của thằn lằn cảnh. Từ từ bổ sung Canxi và Vitamin D3, cũng chiếu đầy đủ các tia tử ngoại để thúc đẩy chức năng tổng hợp sinh hóa.
Các loại thuốc khác hoặc bảo quản nhiệt, cho ăn… được thực hiện theo tình hình thực tế.
Bởi vì đây thường là vấn đề về cách chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy ngay cả khi tất cả các phương diện đều đúng, thì cũng sẽ mất vài ngày để ổn định Canxi trong máu. Điều này đòi hỏi thời gian và không có loại thuốc đặc biệt nào có thể phục hồi trong thời gian ngắn.
Tác dụng của Canxi dạng nước khi nuôi thằn lằn cảnh
Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình phát triển của thằn lằn cảnh và dạng thuốc dinh dưỡng Canxi được chia thành nhiều loại: thuốc viên, thuốc pha nước uống, thuốc bột, thuốc viên con nhộng, dạng gel, Canxi dạng nước.
Những kiểu hình thái khác nhau, thì khả năng hấp thụ cũng có sự sai khác nhất định. Ngoài ra trên mức độ khó khi cho uống cũng có sự khác nhau rất lớn, tương đối mà nói cho uống Canxi dạng nước dễ hơn so với cho chúng uống các kiểu khác.
Canxi dạng nước là gì?
Thành phần của Canxi dạng nước gồm có nước cất, Canxi, Magie, nguyên điệu điều chỉnh hương vị tự nhiên, Potassium sorbate, sodium benzoic. Nó và chất điện giải vẫn luôn được mệnh danh là loại thuốc “Cặp đôi cấp cứu” không thể thiếu.
Nhìn hình thức biết nội dung chính là thuốc bổ sung Canxi dạng nước, mục đích của nó là cung cấp phương pháp điều trị nhanh nhất và hiệu quả nhất cho các cá thể thằn lằn xuất hiện triệu chứng bệnh xương chuyển hóa.
Hướng dẫn sử dụng Canxi nước
Sử dụng Canxi dạng nước tương đối thuận tiện. Thường thì trực tiếp nhỏ vào bên cạnh miệng của cá thể cần được điều trị để nó tự mình nuốt vào là được, hoặc là cũng có thể nhỏ vào trong thức ăn cho thằn lằn cảnh, để cho chúng tự mình ăn.
Nếu như cá thể đã bị bệnh xương chuyển hóa đã ở giai đoạn cuối tương đối nghiêm trọng, có thể đã mất năng lực lấy thức ăn. Lúc này cần phải tách miệng chúng ra để nhỏ Canxi dạng nước trực tiếp vào miệng chúng.
Cứ cách 3 tiếng nhỏ một lần. Hãy cẩn thận vì vào thời điểm này cá thể bị bệnh sẽ cực kỳ dễ bị gãy xương, động tác quá mạnh sẽ dễ làm tổn hại đến chúng. Ngoại trừ bổ sung Canxi dạng nước ra, chúng ta còn có thể để chúng tiếp nhận lượng tia UVB thích hợp. Như vậy có hỗ trợ rất lớn tới việc phục hồi của chúng.
Còn nữa điều cần chú ý là bảo quản Canxi dạng nước. Tốt nhất là cất trữ trong tủ lạnh, nếu như trong nhà bạn có trẻ nhỏ, cũng cần phải chú ý đừng để ở chỗ trẻ em có thể với tới, hoặc dặn dò chúng. Đừng để chúng uống trộm.
Một số điều cần lưu ý khi chiếu tia tử ngoại UV
Ngoài việc cung cấp tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời cũng có một lượng nhiệt đáng kể. Do đó, trong khi giúp các loài bò sát tắm nắng, cũng cần chú ý đến thời gian.
Tốt nhất nên chọn buổi sáng sớm hoặc chiều tối, ánh nắng mặt trời lúc này sẽ dịu hơn, hoặc cần có đủ nước và chỗ tránh nắng ở khu vực xung quanh để tránh phát sinh ngoài ý muốn.
Tia tử ngoại cần thiết cho động vật không thể đi qua thủy tinh hoặc Acrylic vì những tia sáng được lọc này không thể cung cấp tia tử ngoại thích hợp cho động vật sử dụng.
Nói chung, mỗi cá thể cần được chiếu ánh sáng mặt trời tự nhiên trong ít nhất mười lăm phút mỗi ngày để có thể chuyển hóa vitamin D3 cần thiết trong một ngày, và điều này có thể được tích lũy, nhưng vẫn khuyến khích phơi nắng mỗi ngày một chút thì sẽ cân bằng hơn.
Nếu bạn sử dụng đèn UV, hãy chọn công suất và chiều dài phù hợp. Vì lượng UV mà động vật nhận được sẽ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các đèn và nếu được sử dụng mỗi ngày, thường phải thay thế một cái mới trong nửa năm đến một năm.
Thậm chí là đèn tốt nhất cũng chỉ có tuổi thọ bằng một nửa thông thường. Đèn tử ngoại được sử dụng cho các loài bò sát không phải là đèn UV để khử trùng hoặc ống năng lượng mặt trời thường được sử dụng trong gia đình. Vì vậy khi lựa chọn cần đặc biệt chú ý.
Thằn lằn cảnh bị ngoại thương
Hai chữ ngoại thương nghe có vẻ rất đơn giản, thực ra nó bao gồm những bệnh mà mắt thường có thể nhìn thấy được như bị thương do va chạm, bị thương do ngã, bị bạn ở cùng cắn, mưng mủ, hoại tử… bị thương do va chạm hoặc té ngã thì có thể sử dụng
Chlortetracycline để điều trị, cũng có người sẽ sử dụng I-ốt hoặc Hydro Peroxit.
Hai loại thuốc này thuộc loại khá kích thích, khi sử dụng liều quá mạnh có thể sẽ không thích hợp với thằn lằn, còn mưng mủ chính là vết thương hở bị nhiễm trùng.
Hiện nay, cũng không rõ phương pháp điều trị. Khi quá nghiêm trọng sẽ khiến cho nhiều bộ phận như phần đầu, chân, sống mũi, tứ chi của thằn lằn cảnh bị sưng phù.
Thông thường trường hợp này đều cần dựa vào phẫu thuật ngoại thương chuyên khoa để triều trị.
Cần duy trì lồng nuôi sạch sẽ và thông thoáng mới tốt cho cả thằn lằn và chủ nhân. Hoại tử thông thường đều phát sinh ở phần móng chân và đuôi. Trường hợp quá nghiêm trọng có thể kiến nghị cắt cụt.
Thằn lằn kiểng bị viêm dạ dày
Nôn và tiêu chảy là hai triệu chứng cùng xảy ra ở cả viêm dạ dày và dạ dày khó chịu. Tuy nhiên, thông thường nếu bụng thằn lằn trướng to. Đó là viêm dạ dày. Vì các vi sinh vật trong dạ dày sinh sôi, phân giải thức ăn khiến một lượng khí lớn sinh ra.
Nếu bụng Thằn lằn hóp lại là do dạ dày không thoải mái. Vì chúng đã đào thải hết thức ăn ra ngoài rồi.
Cá thể hoặc cả quần thể mắc bệnh nhưng không có hiện tượng lan truyền thì là viêm dạ dày. Vì viêm dạ dày không gây truyền nhiễm.
Nếu do thức ăn bị ô nhiễm thì cả quần thể sẽ đều mắc bệnh. Thằn lằn vẫn hoạt động bình thường là biểu hiện của dạ dày khó chịu. Còn tinh thần ủ rũ, hoạt động không hăng hái là biểu hiện của viêm dạ dày.
Tình trạng lúc tốt lúc xấu là biểu hiện của dạ dày khó chịu. Bệnh tình chuyển biến xấu với tốc độ nhanh là biểu hiện của viêm dạ dày. Khi phán đoán có thể lấy điều 1 làm chuẩn.
Những điều còn lại là tham khảo để có phán đoán tổng hợp. Đương nhiên viêm dạ dày và dạ dày khó chịu cũng có những dấu hiệu trùng lặp.
Viêm dạ dày nhẹ có thể xử lí như dạ dày khó chịu. Dạ dày khó chịu nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến tử vong. Đối với vấn đề này, rất nhiều chủ nuôi dùng cách điều chỉnh nhiệt độ. Ngừng cho ăn để cải thiện tình hình.
Tuy nhiên đây đều là những cách để xử lý dạ dày khó chịu chứ không thể đối phó được với viêm dạ dày.
Nếu muốn chữa khỏi viêm dạ dày. Không thể ép chúng ăn. Do đó chỉ có thể tiêm các loại kháng sinh có hiệu quả rộng như Chloramphenicol.
Bệnh tắc nghẽn ruột ở thằn lằn cảnh
Trong trường khi nuôi dưỡng thằn lằn cảnh lựa chọn vật liệu làm thảm đáy hộp nuôi không thích hợp sẽ làm cho chúng ăn phải đồ rải đáy hộp khiến cho ruột dạ dày bị tắc nghẽn.
- Các vật liệu giống như tấm gỗ, đá, sỏi, mùn cưa… Nếu như một lượng ít thì có thể được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên. Nếu như ăn phải lượng nhiều sẽ khiến cho dạ dày đường ruột bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
- Thằn lằn sẽ dần dần chán ăn, tinh thần ủ rũ, không đi vệ sinh (có thể thử cho chúng ngâm nước nóng) không ăn nhưng phần bụng lại chướng lên.
- Nếu không may mắc phải có thể dùng thuốc nhuận tràng và bổ sung nhiều nước cho chúng.
- Thường xuyên như vậy sẽ khiến cho lượng nước trong đường ruột không đủ hoặc đại tràng co bóp đẩy dị vật rắn dẫn đến ruột bị rạn nứt.
- Khi nuôi dưỡng thằn lằn nên lựa chọn vật liệu rải đáy hộp nuôi thích hợp, mới có thể đảm bảo chắc chắn sức khỏe của thằn lằn.
Tình trạng thằn lằn cảnh khó sinh
Trong cơ thể của Tắc Kè và thằn lằn cảnh cái có trứng, nhưng do những nguyên nhân bên ngoài như suy dinh dưỡng, kích thước cơ thể không thích hợp hoặc thiếu Canxi… sẽ dẫn đến trường hợp không đẩy được trứng ra ngoài.
Nếu nghiêm trọng sẽ gây áp lực lên đường tiêu hóa dấn đến tuyệt thực nghiêm trọng, khiến cho trạng thái cơ thể của thằn lằn cảnh càng gay go hơn.
Cách để phòng tránh trường hợp này phát sinh chính là khi xác định rằng loài bò sát của mình đã mang thai thì nên bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn và tăng nhiệt độ.
Hãy cố gắng chăm sóc chúng nhiều hơn. Mặc dù rắc rối nhưng nếu như đảm bảo chắc chắn thằn lằn sinh ra nhiều thằn lằn con khỏe mạnh, thì đều cảm thấy đáng giá cả.
Hiện tượng thằn lằn cảnh lột da khó khăn
Thằn lằn lột da có lợi hay có hại?
Tất cả các loài thằn lằn cảnh đều sẽ lột da. Bởi vì lớp da bên ngoài của các loài bò sát sẽ không phát triển cùng với sự lớn lên của cá thể. Vì thế cứ cách một khoảng thời gian chúng bắt buộc phải lột bỏ lớp da cũ đã không còn thích hợp với kích thước cơ thể đi.
Đổi sang một lớp da bên ngoài mới lớn hơn. Nhân tiện cũng sẽ loại bỏ những loại kí sinh trung đạng bám trên lớp da cũ trước đây.
Một số loài còn sẽ ăn hết lớp da cũ lột ra để thu thấy nguồn Protein dư thừa bên ngoài.
Thật sự là một hành động có lợi đủ đường. Vì thế thằn lằn lột da là một hành vi sinh lý cực kỳ quan trọng trong chu kì sinh mệnh của chúng
Thằn lằn cảnh lột da cần tĩnh dưỡng, độ ẩm đều rất quan trọng. Trong thời gian này tốt nhất đừng nên để chúng lên tay để chơi. Nếu cho ăn thì cho ăn như bình thường.
- Nếu không ăn thì đợi đến khi nó lột da xong thì cho ăn.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp, thằn lằn cảnh mà chúng ta nuôi dưỡng có khả năng sẽ gặp khó khăn khi lột da. Lớp da ngoài không được lột hết sẽ ảnh hưởng đến cảm quan bên ngoài là chuyện nhỏ.
- Thậm chí còn có thể thắt chặt một phần cơ thể tạo thành thiếu máu cục bộ. Khi nghiêm trọng thậm chí sẽ tạo thành khiếm khuyết tổn thương cơ thể và các chi của thằn lằn.
- Vì thế đối với việc phòng ngừa và xử lý khi thằn lằn lột da không suôn sẻ là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với những người yêu thích thằn lằn.
Nhưng chúng ta vẫn nên bắt đầu từ nguyên nhân khiến cho thằn lằn cảnh lột da không thuận lợi trước.
Nguyên nhân thằn lằn cảnh lột da gặp khó khăn
Thông thường mà nói thì có 2 nguyên nhân chủ yêu gây ra hiện tượng thằn lằn cảnh lột da không thuận lợi.
Độ ẩm môi trường
Khi thằng lằn lột da cần duy trì nhiệt độ ở mức 28°C, độ ẩm khoảng 70%.
Không khí ẩm ướt hỗ trợ cho lớp da biểu bì cần lột trở nên mềm hơn và có tính đàn hồi, giúp cho chúng bong tách khỏi cơ thể. Thông thường nếu như do độ ẩm môi trường không đủ mà xảy ra tình trạng lột da không thuận lợi.
Rất nhiều người nuôi sẽ áp dụng cách ngâm thằn lằn vào trong nước ấm để giải quyết. Nhưng ngâm nước ấm đỏi hỏi bạn phải luôn luôn ở bên cạnh chúng để theo dõi.
Đề phòng các trưởng hợp nguy hiểm như chạy mất và đuối nước… Hoặc là có thể đặt chứng ở trong khăn bông ẩm ướt, sau khoảng 20 phút thì lớp biểu bì da của thằn lằn cảnh sẽ trở nên mềm hơn, rồi dùng dụng cụ hỗ trợ như tăm bông để lột da.
Thằn lằn cảnh bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng dẫn đến khó khăn khi lột da chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng thuộc Vitamin nhóm B, khiến cho hoạt động trao đổi chất không đủ. Nếu như xuất hiện trường hợp này, thì chứng tỏ dinh dưỡng của cá thể và tình trạng sức khỏe đều chưa đạt mức độ tốt nhất.
Ngoại trừ việc cần sự giúp đỡ của con người loại bỏ lớp da cũ giải quyết phần ngọn, thì còn nhất định phải bổ sung dinh dưỡng cho thằn lằn. Ngoài ra, một số loài ưa thích cọ sát cơ thể lên các vật thể có mặt ngoài xù xì để ma sát lớp da cũ của mình đi.
Nếu như khi thằn lằn lột da thì đặt vào trong môi trường nuôi dưỡng một số thức có thể giúp chúng chà sát cơ thể giống như đá hoặc là cành cây… sẽ làm cho quá trình thằn lằn lột da thuận lợi hơn. Trong trường hợp thông thường thằn lằn đều sẽ hoàn thành việc lột da trong vòng 2 ngày mà không cần đến sự trợ giúp. Vì thế, đối với trường hợp thằn lằn lột da, các bạn nuôi thằn lằn cũng không cần thiết phải quá lo lắng.
Những loại thuốc giá rẻ trị bệnh cho thằn lằn kiểng
Trên thực tế, muốn tìm một cơ sở thú ý để khám bệnh cho thằn lằn là một việc không hề dễ dàng. Do đó nếu thằn lằn nhà mình mắc bệnh hay bị thương, phần lớn chủ nuôi sẽ tìm cách dùng thuốc để tự điều trị. Cùng vấn đề như vậy, khi dùng thuốc cũng có rất nhiều lựa chọn mà các loại thuốc khác nhau cũng có công dụng và hiệu quả khác nhau.
Sử dụng Hydro peroxid (H₂O₂)
Loại nào có công dụng tốt nhất để khử trùng vết thương? Thông thường mọi người hay sử dụng Hydro peroxid (H₂O₂), loại thuốc này không những có tác dụng khử trùng tốt mà giá cả cũng vừa phải, là lựa chọn của nhiều chủ nuôi.
Nói chung, không sử dụng rượu, Iốt hoặc Povidone-iodine cho thằn lằn cảnh vì những thứ này gây kích thích, tạo cảm giác khó chịu có thể khiến thằn lằn phản kháng. Sau khi vết thương được khử trùng, hãy thấm sạch để đảm bảo vết thương khô, không để vết thương chạm nước và da sẽ phục hồi sau khi lớp vảy sẹo bong da.
Thuốc trị nấm ngoài da
Nếu thằn lằn bị nấm ngoài da, chủ nuôi có thể sử dụng các loại thuốc sau: Terbinafine, Hydrocortisone butyrate, Miconazole, thuốc mỡ Ketoconazole, kem Terbinafin và các loại tương tự. Hầu hết các loại thuốc kích thích bong da đều là thuốc có thành phần hóa học, không gây thiệt hại lớn.
Cách sử dụng đúng là bôi một lớp thuốc mỡ mắt Erythromycin ở vòng ngoài của vết nấm, cẩn thận cạo nấm ra và sau đó bôi kem Terbinafin lên vết thương. Sau đó phủ Erythromycin lên với lượng ít hơn và mỏng hơn. Thằn lằn rất dễ ma sát và liếm thuốc, để ngăn ngừa nôn mửa, cần tránh để thằn lằn cảnh liếm lên vết thương đã bôi thuốc.
Nếu thằn lằn bị nấm, chúng thường cần được làm sạch và khử trùng đúng cách, nếu không bệnh rất có thể lại tái phát. Dỡ các vật liệu tạo phong cảnh xuống, sau đó pha loãng dung dịch khử trùng (có thể tham khảo tại các cửa hàng thuốc thú y), sau đó nhúng các dụng cụ trên vào nước khử trùng pha loãng, ngâm một lúc, phơi khô rồi đặt lại vị trí cũ.
Canxi cho thằn lằn
Về việc bổ sung bột Canxi, có thể tiến hành theo nhiều con đường khác nhau. Một là bột Canxi thương phẩm, cách này thường ít được cân nhắc. Thứ hai là Vitamin AD dành cho trẻ em, cũng là dầu gan cá và còn cả Canxi D. Sau đây là cách dùng cụ thể riêng cho mỗi loại. Viên nang Vitamin AD, nặn ra để sử dụng. Chủ nuôi có thể cho thằn lằn cảnh dùng khoảng hai lần trong vòng một tuần. Thuốc có hàm lượng Vitamin D cao, Canxi thấp hơn một chút.
Có thể sử dụng viên nén Canxi. Việc này rất phức tạp vì cần đạt được vai trò tác dụng của Vitamin, Vitamin D có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu Canxi. Đó là lý do tại sao thằn lằn cảnh muốn đắm mình dưới ánh mặt trời vì chúng cần hấp thụ UVB dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ có như vậy chúng mới có thể tự tổng hợp Vitamin D.
Đối với động vật, chúng ta có thể bổ sung Canxi ion để cơ thể chúng tự tổng hợp, nhưng thằn lằn cảnh thì khác. Vì là động vật ăn chay nên việc bổ sung Canxi là điều bắt buộc. Nếu không, ngoài bệnh loãng xương mà chúng ta thường nhắc tới, còn có thể gây biến dạng xương và lớp vảy phát triển không trọn vẹn.
Sử dụng viên nang Amoxicillin
Đối với thằn lằn cảnh bị gãy xương, chủ nuôi có thể sử dụng viên nang Amoxicillin. Đối với thằn lằn bị cong vẹo cơ thể, nguyên nhân chủ yếu là không nhận đủ ánh sáng mặt trời, dẫn đến co rút, biến dạng do yếu tố tâm lí.
Phương pháp giải quyết là cho thằn lằn cảnh ra phơi nắng và dùng đồ chơi để kích thích chúng. Chỉ thích hợp với những cá thể đang trong quá trình “dậy thì” và chưa hoàn toàn trưởng thành. Đối với còng lưng do thiếu Canxi, về cơ bản rất khó chữa trị và chỉ có thể nhân lúc còn non tiến hành bổ sung Canxi và ánh nắng mặt trời để làm tốt công tác phòng ngừa.
Khi chọn một loại thuốc, hãy cẩn thận đừng chọn loại nào có dược tính quá mạnh, quá kích thích. Vì với ngoại thương, chúng sẽ không chịu bôi thuốc còn với nội thương, có thể thuốc sẽ gây các vấn đề kích ứng đường tiêu hóa và nôn mửa…