16/10/2024

Cá Thanh Ngọc 7 trầu Trichopsis

Cá thanh ngọc hay cá bãi trầu, cá bảy trầu (Danh pháp khoa học: Trichopsis) là một chi cá thuộc họ Cá sặc phân bố ở vùng Đông Nam Châu Á, từ Myanma, Thái Lan tới Việt Nam và bán đảo Mã Lai.
Ghi chép về sự có mặt của loài này tại các đảo Sumatra, Borneo và Java ở Indonesia có lẽ là thuộc về loài khác. Loài này cũng phân bố tới nhiều quốc gia khác qua con đường buôn bán cá cảnh.
Mô tả hình dáng :
  • Cá thanh ngọc chấm dài khoảng 4 – 6 cm.
  • Gai vây hậu môn: 6-8cm.
  • Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh;
  • 13 hàng vảy nằm ngang; và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân.
  • Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi;
  • Có vết đen phía trên gốc ngực.
  • Cá có mõm nhọn và thân dẹt.
Đặc tính – Tính cách :
Dung tích bể cá
  • Dung tích bể thích hợp cho một đôi cá Thanh Ngọc là 70 lít.
  • Kích thước đáy bể phù hợp: 45x30cm.
  • Bể cá Thanh Ngọc nên được thiết kế với nắp đậy, bởi cá thường có tập tính ngoi hoặc thậm chí nhảy lên để lấy không khí trên bề mặt nước.

Môi trường nước

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
  • Nhiệt độ: 22 – 28°C
  • PH: 5 – 7,5
  • Độ cứng: 5 – 20°H
  • Cá Thanh Ngọc ưa sống trong môi trường bể cá được bố trí tự nhiên với chất nền tối, ánh sáng mờ, có bổ sung đá, hang động, gỗ lũa, hoặc lá khô (để đẩy mạnh quá trình kiến tạo vi sinh vật bể cá).
Bởi môi trường sống tự nhiên của cá là những vùng nước chậm, do đó bể cá cần đảm bảo bộ lọc hoạt động vừa đủ, dòng nước không được quá mạnh tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
  • Cá thanh ngọc nuôi thả chung thường khá nhát nên bấn loạn và suốt ngày không ngó ngàn gì nhau.
  • Tuy nhiên khi được nuôi cách ly trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên, bản tính bảo vệ lãnh thổ của cá được phát triển, nên khi cho vào chung bể thì chúng có biểu hiện vờn nhau, các động tác nối đuôi lượn xoay vòng quanh nhau rồi phồng mang và quạt đuôi vào nhau.
  • Chúng bắt đầu lao vào cắn nhau và một điều đặc biệt là chúng phát ra tiếng kêu rột rột như loài ếch nhái.
  • Khi chọi nhau, chúng cắn nhau rất mạnh làm nước sánh (văng, bắn) ra ngoài bể, thỉnh thoảng chúng câu (chu) mỏ.
Trong cuộc chiến, hai con ngửa bụng lên có khi hàng giờ liền…tuy nhìn cuộc chiến rất tàn khốc vậy mà hầu như không có thương vong.
Sinh sản :
  • Vào mùa sinh sản, cá quẫy nước tạo thành tiếng kêu rất to.
  • Theo các nhà khoa học thì vây ngực của chúng có khả năng phát ra âm thanh khi quẫy nước và đây là phương thức giao tiếp rất quan trọng giữa các cá thể của các loài này.
  • Khi sinh sản, trứng chìm xuống đáy và sau đó được cá bố mẹ thu thập lại và gắn vào tổ bọt.
  • Là cá sống đáy, sinh sống trong các môi trường nước sâu, ít phèn, nước trong hoặc vùng nước ngọt nông, chảy chậm (cá thường không nhiều và nhỏ con) hoặc nước tù với thảm thực vật thủy sinh dày.
Là loài phổ biến trong khu vực hạ lưu sông Salween cũng như trung lưu và hạ lưu sông Mekong, phía dưới thác Khone. Cũng tìm thấy trong các khu đồng ruộng ngập nước ở trung lưu Mekong.
Thức ăn là động vật phiêu sinh, động vật giáp xác và ấu trùng côn trùng.
Cá thanh ngọc chấm được người chơi nuôi dưỡng làm cảnh tại VN trong thời gian gần đây.