Giới thiệu dòng nhái bầu hoa Mada pady frog
Nhái Bầu Hoa Mã Đà Mada pady frog
Xuất xứ : Việt Nam
Tên khoa học : Microhyla ornata là một loài ếch trong họ Microhylidae
Dòng ếch thuần Việt được phát hiện tại Rừng Mã Đà nơi có hệ sinh thái thiên nhiên tuyệt vời. Mã Đà là một khu rừng thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
- Thức ăn
- : Sâu nhỏ
- : Dế nhỏ
- : Muỗi từ đèn bắt muỗi
- : Đặc biệt rất thích ăn trứng kiến và mối
- Tập tính : Sống quần thể dưới lớp lá mục
- Ban ngày thường núp dưới là cây khô và gỗ mục
- Kiếm ăn vào ban đêm
- Kích thước chuồng nuôi
-
: Bể cubic 20×20 5 bé
-
: Hủ nhựa duy tân No.038 5 bé
-
- Quan trọng :
- Độ ẩm : Xịt ẩm 3 ngày 1 lần
- Đất : Loài này cần đất để ổn định nhiệt độ cơ thể
- Trang trí :
-
:Cây dây leo ( Trầu bà)
-
:Cây bụi (Lan ý,hồng môn ,…)
-
: Lá bàng khô
-
- Kích thước ếch
-
- Bé nhất : Ngón tay út
- To nhất : Ngón chân cái
THÔNG TIN NHÁI BẦU HOA
- Microhyla ornata (Dumeril et Bibron, 1841)
- Diplopelma carnaticum Jerdon, 1854
- Diplopelma ornatum Duméril & Bibron, 1841
- Engystoma carnaticum Jerdon, 1854
- Họ: Nhái bầu Microhylidae
- Bộ: Nhái ếch không đuôi salientia
Đặc điểm nhận dạng:
- Nhái cỡ nhỏ có thân dài 18 – 28mm.
- Mõm hơi nhọn, vượt qua hàm dưới.
- Gờ mõm không rõ.
- Vùng má hơi lõm, mắt bé, đường kính mắt bằng bề rộng của mí mắt trên.
- Ngón tay hoàn toàn tự do, mút ngón tù.
- Ngón I ngắn hơn ngón II.
- Các ngón chân không có đĩa, màng da kém 1/2 ngón.
- Củ ngoài lớn hơn củ bàn trong. Khớp chày, cổ chân chưa đến mắt.
- Thân màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm, đối xứng qua trục thân, kéo dài từ sau mắt đến cuối thân, thắt lại ở vùng vai và phía cuối.
- Đôi khi có một vài sọc trắng rất mảnh ở giữa lưng, nhỏ hơn sọc trắng ở loài Nhái bầu hây môn – Microhyla haymonsi.
- Bụng màu trắng đục, cằm và họng màu nâu hồng.
Sinh học, sinh thái:
- Giống như loài nhái bầu vân Microhyla pulchra.
- Nhái bầu hoa tuy nhỏ nhưng nhờ có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa.
- Chúng thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa hàng năm ở các khu vực rừng còn tốt tới độ cao 2000m.
- Thỉnh thoảng cũng gặp ở một vài vùng khu đất nông nghiệp.
- Thức ăn chủ yếu của chúng là kiến, mối, côn trùng đất.
Phân bố:
- Việt Nam: Loài này phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng tới độ cao 1.600 – 1.800m.
- Thế giới: Bangladesh; Bhutan; India; Nepal; Pakistan; Sri Lanka