22/11/2024

LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT ẾCH ĐỰC VÀ ẾCH CÁI?

Hẳn sẽ có rất nhiều bạn có cùng câu hỏi này nhỉ?
Sau đây Aqualibs sẽ trích lược 1 bài báo của Tiến sĩ Jodi Rowley, một nhà sinh học bảo tồn người Úc rất nổi tiếng, về một số cách để nhận dạng sự khác biệt giữa ếch đực và ếch cái đặc biệt là trong mùa sinh sản.
Dưới đây Aqualibs sẽ tổng hợp một số khác biệt có thể nhận dạng ếch đực và cái:

Tiếng kêu:

Trong mùa sinh sản, khi bạn muốn tìm 1 con ếch đực quanh nhà,thì việc lần theo tiếng kêu của nó là việc nên làm trước hết. Thường ếch đực sẽ kêu để thu hút các cá thể cái gần đó.
Đây gọi là tiếng kêu thông báo. Có nhiều loại tiếng kêu, và con cái cũng có thể phát ra tiếng kêu, nhưng đó đôi khi là tiếng kêu nguy hiểm khi bị rắn hoặc kẻ thù tấn công.

Con đực 🫅 có túi kêu – tù và (ảnh 1):

  • Khi kêu, ở họng ếch đực có 1 lớp màng phình ra gọi là túi kêu, cấu trúc túi kêu rất khác biệt ở từng loài, và có loài thì không có túi kêu.
  • Ở loài có túi kêu, khi không kêu túi này xẹp lại nhưng vẫn tạo ra sự khác biệt với con cái, như có nếp nhăn hay màu khác với bụng (thường sẫm màu hơn màu của bụng). Con cái thường không có sự khác biệt này, da ở họng trơn và không có màu khác biệt với họng và bụng.
Túi âm thanh là cơ quan phát ra tiếng kêu của các loài ếch và cóc thuộc bộ Không đuôi (Anula).
Túi âm thanh của ếch, cóc là cơ quan có cấu trúc hình túi, bao ngoài bởi lớp màng dai, khá linh động, thuộc lớp biểu bì ngoài (thường là da), gặp ở hầu hết các cá thể đực, thường dùng để thông báo sự có mặt của cá thể đó trong lãnh thổ, nhất là dùng để gọi cá thể cái cùng loài trong mùa sinh sản tức là gọi bạn tình giao phối.
Sự có mặt của túi âm thanh là một chỉ thị để xác định nhanh giới tính của một cá thể đực.Cũng có ý kiến cho rằng túi âm thanh không chỉ “phát” âm, mà con “phát” cả tín hiệu khác như hoá chất dùng để liên lạc nội bộ.

Con đực thường bé hơn con cái (ảnh 2):

Phần lớn ếch đực thường bé hơn ếch cái, vì thế khi nhìn một đám ếch có hình thù giống nhau, hãy chú ý sự khác biệt này , nó đôi khi là ếch con, nhưng nếu nghe tiếng kêu và có sự khác nhau về kích thước trong đám đó, hẳn con bé hơn sẽ là con đực.
Lý do là con cái có thể mang nhiều trứng hơn nên cần có kích thước lớn hơn. Ếch suối Odorrana, con đực chỉ bằng 1/3 chiều dài con cái.
Tuy nhiên sẽ có những loại lệ, ở một số nhóm khi mà ếch đực đánh nhau để giành ếch cái, thì con đực lớn hơn. Ở nhóm này cũng có hiện tượng đa thê, tức là con đực có thể giao phối với nhiều con cái trong khoảng thời gian liền kề nhất định (ếch nhẽo Limnonectes là nhóm điển hình).

Con đực thường có một số đặc điểm khác biệt trong mùa sinh sản (ảnh 3, 4):

trong mùa sinh sản con đực phát triển 1 số bộ phận để giúp chúng thích nghi tốt hơn với việc bắt cặp với con cái.
Điều thường gặp nhứt là chai sinh dục, ngón thứ nhất chân trước có chai sinh dục phát triển (như đa số nhóm ếch, điển hình có ếch bám đá Amolops) giúp chúng bám tốt vào con cái trong khi giao phối và đẻ trứng.
Ví dụ khác là chân có thể phát triển các gai bám ở ngón chân hay kể cả gai ở ngực (như nhóm ếch suối Quasipaa, loài chuyên sống ở nước giúp con đực bám tốt hơn khi giao phối);
Hay con đực có gai ở mõm giúp đánh nhau tốt hơn với con đực khác để dành con cái (như nhóm cóc mày Leptobrachium ailaoicum ở dãy Hoàng Liên). Con cái sẽ không thay đổi các đặc điểm này.

Con đực đôi khi có cánh tay lực lưỡng hơn (ảnh 5):

Điều này giúp chúng có thể bám trụ lâu hơn trên lưng ếch cái, đặc biệt với một số nhóm sống bên các dòng thác lớn, như ếch bám đá Amolops trong hình.
Con đực đôi khi có màu sắc “sáng sủa” hơn con cái (ảnh 6), điều này hơi khó hiểu nhưng vẫn xảy ra ở một vài nhóm, như ếch suối Odorrana.

Con đực có lưng với các gai phát triển (ảnh 7):

Cũng không hiểu lý do luôn, có thể ếch đực dùng nó để lấy le vs ếch cái hoặc cũng có thể đó đơn giản như đàn ông thì phải có râu thôi, tuy nhiên những điều này xảy ra ở 1 vài nhóm ếch cây, như Gracixalus lumarius ở núi Ngọc Linh, hay Feihyla palpebralis ở Lâm Đồng.