Những điều cần biết khi nuôi Thằn lằn bóng đuôi dài
Những điều cần biết khi nuôi Thằn lằn bóng đuôi dài
Việc nuôi thằn lằn bóng đuôi dài khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng là một trong những loài bò sát đặc biệt. Mọi hoạt động và phát triển đều ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Ảnh hưởng này có từ khi chúng vẫn là trứng được thụ tinh.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Nhiệt độ quyết định giới tính, kích thước và sức khỏe của loài bò sát. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng ảnh hưởng của nhiệt độ không phải là duy nhất. Trong thí nghiệm, nhiệt độ làm cho thằn lằn bóng đuôi dài thông minh hơn. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về loài bò sát cảnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Aqualibs
Thông tin cơ bản về thằn lằn bóng đuôi dài
Thằn lằn bóng đuôi dài là loài bò sát ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng. Chúng có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất. Do ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên chúng thuộc động vật biến nhiệt. Thời gian hoạt động của chúng chủ yếu vào ban ngày.
Thằn lằn bóng đuôi dài đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong). Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
Đặc điểm của thằn lằn bóng đuôi dài
Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển
- Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ.
Các bộ phận tham gia di chuyển là: thân, đuôi và 4 chi.
Khi di chuyển sang phải phần thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái. Nếu chi trước bên phải cố định, chi sau bên trái di chuyển.
Chi trước bên trái cố định, chi sau bên phải chuyển lên phía trước. Khi di chuyển sang trái thì ngược lại.
Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn tì sát vào đất, uốn mình liên tục với sự hỗ trợ của chi trước và sau có vuốt con vật tiến lên lên phía trước.
Thức ăn cho thằn lằn bóng đuôi dài
Thức ăn cho thằn lằn bóng nhìn chung khá đa dạng. Chúng chủ yếu ăn côn trùng. Hoặc săn những con mồi điển hình của chúng là ruồi, dế mèn, châu chấu, bọ cánh cứng, và sâu bướm, nhện, mối, ve sầu.
Nhiều loài còn ăn giun đất, cuốn chiếu, ốc sên, sên lãi, chân đều, bướm đêm, thằn lằn khác và gặm nhấm nhỏ.
Thằn lằn bóng đuôi dài rất thích phơi nắng
Thằn lằn bóng đuôi dài là loài động vật biến nhiệt (máu lạnh). Nhiệt độ của cơ thể sẽ tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (đêm xuống), thân nhiệt nó sẽ bị giảm khiến hoạt động trao đổi chất bị suy yếu, nếu không tìm cách tăng nhiệt độ trở lại thì nó sẽ chết mất.
Hơn nữa, nhiệt độ lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển của thằn lằn bóng đuôi dài. Chính vì vậy, khi nuôi dưỡng chúng cần chú ý cho thằn lằn cảnh tắm nắng thường xuyên.
Có thể sử dụng đèn sưởi vào ban đêm để hỗ trợ sự trao đổi chất của chúng. Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho sự phát triển cân đối.
Thí nghiệm với thằn lằn bóng đuôi dài
Joshua Emile và Richard Chain của Đại học Sydney đã thu thập được một số con thằn lằn bóng đuôi dài mang thai của giống “thằn lằn bóng Úc”. Trứng của chúng đẻ ra được ấp trong môi trường 16 – 22 °C.
Các nhà khoa học đặt con thằn lằn con mới sinh vào hộp nuôi. Đặt hai chậu hoa ngược, mỗi chậu hoa có một cái lỗ.
Tất cả các con thằn lằn bóng đuôi dài đều mất một ngày để phát hiện ra chỉ có một chậu hoa. Có thể được sử dụng làm nơi trú ẩn. Vì lỗ ở chậu hoa còn lại đã bị chặn bởi tấm mica.
Trong thí nghiệm, các con thằn lằn bóng được đặt giữa hai chậu hoa và các nhà nghiên cứu đã chạm vào chúng. Buộc chúng phải nhanh chóng tìm ra nơi ẩn náu.
Nếu chúng có thể chui vào lỗ trong 30 giây thi coi như là đã hoàn thành nhiệm vụ thành công. Thí nghiệm kéo dài 4 ngày và được thực hiện 4 lần một ngày.
Kết quả của thí nghiệm trên thằn lằn bóng đuôi dài
Các nhà nghiên cứu đã viết rằng thằn lằn bóng đuôi dài sinh ra trong nhiệt độ cao hơn có kết quả tốt hơn đáng kể. Khả năng nhận thức của chúng đối với môi trường tốt hơn. Tốt hơn so với những con sinh ra trong trong môi trường lạnh hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết sự khác biệt không liên quan đến giới tính. Kích thước và tốc độ hành động của loài thằn lằn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các thí nghiệm đã cho thấy chỉ cần chênh lệch nhiệt độ một chút là đủ để ảnh hưởng đến hành vi của loài bò sát. Và biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nhiệt độ tăng lên ước tính chỉ vài độ C. Ngày nay, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến nhiệt độ của tổ thằn lằn bóng cao hơn. Vì vậy loài thằn lằn này có thể thông minh hơn so với nhiều thập kỷ trước.
Một khả năng nhận thức mạnh mẽ hơn có nghĩa là hành động linh hoạt hơn. Và khả năng thích ứng tốt hơn với môi trường. Các nhà nghiên cứu viết rằng nhiệt độ do đó còn có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của loài. Người nuôi thằn lằn cảnh cần quan tâm hơn tới vấn đề này.