22/11/2024

Cách nuôi thằn Thằn lằn lưỡi xanh Blue Tongue

Môi trường sống của thằn lằn lưỡi xanh Blue Tongue cần được người chơi sắp xếp hợp lý. Mặc dù thằn lằn lưỡi xanh tương đối dễ thích nghi với môi trường nhân tạo, nhưng vẫn cần chú ý về thiết bị và nhiệt độ và độ ẩm.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Để chăm sóc tốt nhất cho loài bò sát cảnh này, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Aqualibs.org nhé.

Nguồn gốc của thằn lằn lưỡi xanh Blue Tongue

Blue Tongue – Thằn lằn lưỡi xanh có nguồn gốc từ phía Bắc, Đông và Đông Nam Châu Úc. Tuy thuộc dòng thằn lằn nhưng chúng không thích leo trèo như các loài thằn lằn khác mà chúng hoàn toàn sống dưới đất và thích nằm trong các hang hốc, khúc gỗ mục…

Thằn lằn lưỡi xanh  rất thân thiện và dễ gần. Chúng thích được con người vuốt ve và chơi cùng. Chúng rất thông minh và quấn chủ nên chúng ta có thể yên tâm thả rông chúng trong nhà mà không sợ chúng đi mất. Loài bò sát này sau khi được du nhập vào Việt Nam nhanh chóng được yêu thích. Nhiều người nuôi chúng là thú cưng và tỏ ra vô cùng thích thú. Tuổi thọ trung bình của Blue Tongue vào khoảng 20 – 25 năm.

Thông tin chung

  • Kích thước của loài thằn lằn lưỡi xanh có thể đạt đến 35 – 45cm ở tuổi trưởng thành
  • Blue Tongue có lỗi sống khép kín. Chúng không thích sống kiểu môi trường bầy đàn vì thế khi bạnnuôi Blue Tongue nên chỉ nuôi 1 bé trong bể.
  • Kích thước chuồng nuôi nên thiết kế hoảng 1m chiều dài, 40cm chiều rộng, 40cm chiều cao. Còn nếu bạn có điều kiện làm chuồng lớn hơn thì thực sự tốt với Blue Tongue.
  • Thằn Lằn Lưỡi Xanh là loài thằn lằn sống trên mặt đất nên bạn không cần phải làm các khúc cây, tảng đá trong chuồng đẻ chúng leo trèo như các loài thằn lằn khác đâu. Chuồng nuôi chỉ cần có hang trú với nhiệt độ thích hợp là quá ok rồi.
  • Nếu đến thời kỳ sinh sản của Blue Tongue thì bạn có thể ghép 2 con thằn lằn 1 đực, 1 cái vào 1 chuồng nhưng cũng nên theo dõi xem chúng có đánh nhau hay không nếu có bạn nên tách cả ra. (Không nên nhốt 2 đực 1 chuồng nha nó sẽ đánh nhau để tranh dành lãnh thổ)

Đặc điểm của thằn lằn lưỡi xanh

Đặc điểm của Blue Tongue rất dễ nhận biết như: đầu to, mình dài, khá nặng nề, chân ngắn, mỗi bàn chân có 5 ngón. Điểm đặc biệt nhất của chúng đó chính là cái lưỡi màu xanh nhìn rất ngộ nghĩnh. Khi gặp nguy hiểm thằn lằn lưỡi xanh sẽ tự vệ bằng cách đứt lìa đuôi khỏi cơ thể, tuy nhiên chỗ đứt lìa máu không chảy nhiều.

Lưng của chúng có màu xám bạc hoặc nâu, trên lưng còn có 1 dải sọc ngang màu đen. Bụng và cổ có màu trắng, xám hay màu vàng. Toàn cơ thể là những cái vảy bóng mượt xếp nằm lên nhau. Mỗi năm Blue Tongue sinh sản 1 lần, trứng không được sinh ra mà vẫn nằm trong bụng mẹ cho đến khi con non hình thành. Vì vậy nhiều người lầm tưởng là thằn lằn lưỡi xanh sinh con.


Chuồng nuôi thằn lằn lưỡi xanh

Chuồng nuôi thằn lằn cảnh chỉ cần một bể thủy tinh có bề mặt nhẵn, cao và rộng. Có hoặc không cần nắp trên, thông thường bể thủy tinh hơn 30cm là không thể thoát ra được. Phần đáy được lót bằng cát hoặc sỏi, dày 3 –  5cm.

Thích hợp đặt một số cây, hang đá, chỗ trú ẩn… Thằn lằn lưỡi xanh nhút nhát nên rất tiện cho chúng ẩn náu và nghỉ ngơi. Đôi khi nó sẽ chôn vùi dưới cát để ẩn nấp. Bổ sung độ ẩm bằng cách phun sương hoặc đặt một bát nước trong chuồng. Bác sĩ thú y khuyên bạn nên đặt trong một bát nhỏ để chúng có thể uống nước bất cứ lúc nào.


Môi trường sống của thằn lằn lưỡi xanh

Nhiệt độ phù hợp nhất là 28°C. Duy trì ở mức 26 – 32°C vào ban ngày và khoảng 22 – 24 °C vào ban đêm. Chúng có thể chịu được chênh lệch nhiệt độ lớn và giữ độ ẩm ở mức 50% – 80%. Vào buổi sáng, chúng thích ra ngoài tìm thức ăn dưới ánh mặt trời. Vì động vật máu lạnh cần ánh sáng mặt trời để tăng nhiệt độ. Vì vậy chúng phải được chiếu sáng đúng cách mỗi ngày.

Nói chung, chúng có thể cung cấp năng lượng cho mình dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Vào buổi sáng mùa hè phơi nắng 2 – 4 giờ và trong bể nên có tấm chắn. Vào mùa xuân và mùa thu phơi nắng 4 – 5 giờ. Nếu nuôi thằn lằn cảnh trong nhà thì bật đèn trong khoảng 8 giờ mỗi ngày.

Hãy sử dụng các thiết bị sưởi ấm vào buổi tối mùa đông và giữ chúng ở nhiệt độ 22 – 24 °C. Khi nhiệt độ thấp hơn 14°C, có thể chúng sẽ ngủ đông. Nên đặt nhiều cát vào trong bể. Nhiệt độ ngủ đông cao hơn 0°C. Thằn lằn lưỡi xanh đến từ các khu vực bán khô và yêu cầu độ ẩm thấp với thông gió đầy đủ. Mức độ ẩm dao động từ 40 – 60% là lý tưởng. Có thể sử dụng máy đo độ ẩm để theo dõi mức độ ẩm trong chuồng nuôi thằn lằn.


Yêu cầu về thức ăn của thằn lằn lưỡi xanh

Cần chú ý đến vấn đề thức ăn cho thằn lằn lưỡi xanh. Thằn lằn lưỡi xanh phân bố ở phía Đông Nam Australia và đảo Tasmania. Chúng không có yêu cầu cao về thực phẩm, nhưng người nuôi vẫn cần chuẩn bị cẩn thận. Là loại bò sát dễ ăn và chúng ăn tạp. Các loại thực phẩm mà chúng thường ăn như: sâu, dế, ốc sên, xác động vật, trái cây, hoa dại…

Chúng có thể ăn được hầu hết các loài côn trùng nhỏ di chuyển. Chúng ăn sâu bột là chính và cung cấp bột Canxi và Vitamin bổ sung hai tuần một lần. Các viên Canxi được nghiền thành một lượng nhỏ và đặt vào trái cây để cho ăn.

Thời gian cho thằn lằn cảnh ăn chủ yếu vào buổi sáng. Vì chúng là loài hoạt động vào ban ngày. Thời gian này chúng hoạt động nhiều hơn và cảm giác thèm ăn tốt hơn. Về lượng thức ăn, cho ăn 6 – 10 con sâu bột mỗi lần và cho ăn mỗi ngày một lần. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn một số loại trái cây làm đồ ăn nhẹ, chẳng hạn như nho.

Nước sạch phải luôn luôn có trong chuồng nuôi. Thằn lằn lưỡi xanh không phải là loài bò sát có thể bơi giỏi. Vì thế cần chuẩn bị khay nước cẩn thận. Đảm bảo giúp chúng có thể dễ dàng thoát khỏi chậu nước. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bát nước không thể dễ dàng lật đổ.

Nếu bạn thực hiện đúng các phương pháp nuôi thằn lằn lưỡi xanh như trên, chắc chắn thú cưng của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!