Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau
Phương pháp ngăn chặn tình trạng Rùa cảnh cắn nhau
- Làm thế nào để phòng tránh các loài rùa cắn nhau trong cùng một môi trường nước sinh sống.
- Sống trong cùng môi trường nên không thể tránh khỏi hiện tượng rùa cắn nhau.
- Sự lựa chọn tốt nhất cho loài rùa là tách rời chúng ra thì càng tốt.
- Khi mà hoàn cảnh không cho phép cách ly thì hãy thông qua 1 số biện pháp ngăn cản chúng cắn nhau.
Điều chỉnh mật độ thả rùa theo giống loài
Với các loại rùa khác nhau thì mật độ thả rùa khác nhau.
Nói chung đối với những con rùa hung dữ thì mật độ phải nhỏ 1 chút.
Ví dụ rùa cá sấu, rùa đầu to. Những loài rùa này đặc biệt hung dữ không thích hợp nuôi thành bầy đàn.
Nếu có điều kiện hãy cố gắng nuôi mỗi một con rùa trong 1 chuồng riêng,
So với rùa tai đỏ chúng thường rất dễ gây chiến. Cho nên không nên nuôi chúng quá nhiều. Mật độ nuôi rùa có thể lớn hơn đối với những loài rùa lành tính hơn. Ví dụ những rùa đá (chinese pond), rùa bản đồ ngay cả khi chúng ở cùng nhau cũng ít xảy ra hiện tượng xung đột.
Không nên nuôi ghép hỗn tạp các loại rùa cảnh
Ví dụ đem rùa tai đỏ cùng với rùa đá Trung Quốc nuôi cùng nhau.
Rùa tai đỏ rất hung dữ, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, cơ thể chúng tăng trưởng kích thước gian ngắn.
Rùa tai đỏ sẽ bắt đầu tấn công rùa đá Trung Quốc. Chủ yếu là chúng cắn đuôi.
Trên thực tế, rất nhiều loại rùa không thích hợp để nuôi cùng nhau.
Đặc biệt là hình dáng cơ thể, tính cách bản thân khác nhau thì không thể tồn tại được.
Vì vậy không được để các loại rùa trộn lần với nhau.
Cung cấp thức ăn cho rùa đầy đủ
Bất luận nó là rùa con hay rùa trưởng thành, thức ăn nhất định phải cung cấp đầy đủ. Cố gắng tránh hiện tượng cắn nhau do đói.
Nói chung mỗi ngày cho ăn một lần. Mỗi lần cho ăn, cho ăn với lượng vừa đủ để rùa ăn hết trong vòng nửa tiếng.
Sau nửa giờ, nếu rùa không ăn hết phải dọn sạch thức ăn thừa cho ăn với lượng vừa đủ để rùa ăn hết trong vòng nửa tiếng.
Mỗi ngày cho ăn đều đặn, bạn có thể tránh khỏi sự xung đột cắn nhau.
Tách rùa hung dữ ra nuôi riêng
Một số loài rùa cắn nhau bởi vì đói, nhưng cũng có 1 số loài rùa cắn nhau bởi vì chỉ có lý do là nó thích.
Đối với loại rùa này chúng ta nhất định phải nuôi riêng chúng rồi. Và mặt khác, những con rùa đã bị cắn mất đuôi, nhất định phải cho ăn 1 mình, và khử trùng bằng thuốc phần đuôi bị mất ấy.
Và chờ cái đuôi mới mọc ra. Sau khi được chữa khỏi bệnh, có thể đưa nó vào nuôi ghép bình thường.
Hiện tượng rùa cắn nhau được xảy ra cho dù nó là rùa con hay đã trưởng thành đều rất dễ xảy ra.
Cho nên người nuôi cần để mắt đến những thay đổi trong đàn rùa nuôi.
Khi phát hiện thấy rùa bị thương, cần nuôi nó 1 mìnhvì cá thể bị nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh rất có thể gây nhiễm bệnh cho cả bầy đàn