Giới thiệu dòng nhện lạc đà duy 1 tại Việt Nam
Nhện lạc đà Camel spider
Nhện lạc đà hay Camel spider thuộc bộ Solifugae, lớp hình nhện Arachnida. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.000 loài thuộc 159 giống.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Tên Solifugae bắt nguồn từ tiếng Latinh, và có nghĩa là “những kẻ chạy trốn khỏi mặt trời”. Bộ còn được gọi với các tên là Solpugida, Solpugides, Solpugae, Galeodea, và Mycetophorae. Tên thường gọi của chúng bao gồm nhện lạc đà, bọ cạp gió, bọ cạp mang, jerrymunglum, bọ cạp mặt trời và nhện mặt trời
Chúng chủ yếu phân bố ở vùng khí hậu ấm và khô hoặc vùng sa mạc khô cằn. Chúng không có tuyến độc, nhưng có thể tấn công và săn mồi là các loài động vật không xương sống khác, thằn lằn, chim và cả động vật có vú…. Thậm chí, chúng còn tấn công cả con người và các loài thú khác, chúng cắn chủ yếu cho mục đích tự bảo vệ.
Chúng có chân kìm (Chelicerae) rất khỏe, nên vết cắn có thể gây nhiễm trùng cho con người hoặc động vật khác bởi việc lây truyền các vi sinh vật, virus hoặc các vi nấm…, vết cắn bị nhiễm trùng nếu không được khử trùng cẩn thận.
Đến nay, ở Việt Nam chỉ có một loài nhện lạc đà duy nhất được phát hiện Dinorhax rostrumpsittaci (Simon, 1877), loài này được tác giả Simon (Pháp) ghi nhận ở cả Indonesia và Việt Nam từ mẫu con đực, nhưng cũng có nghi ngờ rằng loài này chỉ thực sự phân bố ở Việt Nam.
Đến năm 2018, nhóm tác giả từ Nhật Bản, Anh và Việt Nam đã xác nhận loài phân bố tại một số vùng của Việt Nam và lần đầu tiên mô tả con cái bằng sử dụng cả hình thái học và sinh học phân tử.
Nhện lạc đà hay Camel spider thuộc bộ Solifugae, lớp hình nhện Arachnida với khoảng 1.000 loài khác nhau trên khắp thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loài nhện lạc đà có tên khoa học là Dinorhax rostrumpsittaci.