Bắt bệnh qua hình ảnh cho tôm crayfish.
Chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm – bắt bệnh qua hình ảnh cho tôm crayfish.
Chuẩn đoán
Hình ảnh dưới đây là 1 trong những lỗi cơ bản ( bệnh thường gặp ) mà người chơi newbie rất hay gặp.
Như trong hình về cảm quan chúng ta sẽ thấy trên người con tôm có 3 điểm cần chú ý :
- Có chất lạ dạng nhầy nhớt bám trên thân, càng, chân
- Các khớp nối chi ngả màu vàng sẫm (màu rỉ sét)
- Ngoài ra cần chú ý thêm về lớp sỏi trải dưới nền, thanh sứ rêu đen..
Có chất lạ dạng nhầy nhớt bám trên thân, càng, chân..
Lý do chính ở đây là do một số lý do sau đây
- Hệ thống lọc nước kém, không đủ công suất lọc.
- Thức ăn thừa nhiều ăn không hết phân hủy đọng dưới lớp sỏi nền lâu ngày
- Lâu không thay nước
Các khớp nối chi ngả màu vàng sẫm (màu rỉ sét)
Do ở lâu ngày trong môi trường ô nhiễm và bị các chất bẩn bám nên các khớp nối chi , các đầu chóp càng, chân sẽ bị rỉ sét hay còn gọi là bị sét vỏ
Thông thường sẽ hết khi tôm lột thay vỏ, nhưng nếu để set quá lâu trong thời gian dài sẽ ăn sâu vào cơ thịt khi đó sẽ gây kẹt vỏ và khi lột sẽ gây mắc chi, càng ( lột vỏ sẽ bị mắc kẹt hoặc gãy càng..)
Lớp sỏi trải dưới nền, thanh sứ rêu đen
Lớp sỏi và thanh sứ vi sinh là nơi đọng chất thải, thức ăn thừa nếu như hệ thống máy lọc không đủ công suất và ko có luồng thổi , để lâu ngày sẽ là nguồn tạo ra các bệnh cho tôm
Kết luận
Cần chú ý 1 số vấn đề khi setup bể tôm cảnh để giúp tôm của bạn luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.
Máy lọc nên có công suất cao hơn so với bể , kết hợp máy sủi oxi hoặc thổi luồng đáy theo thời gian nếu bể nuôi rộng, dài..
Lớp trải nền nên mỏng và không có nhiều khe kẹt gây đọng chất thải bẩn
Khi cho tôm ăn bạn nên cho ăn từng ít một khi tôm không ăn hết nên vớt bỏ không nên để qua đêm
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước các thông số gh, ph, dts.. cố gắng giữ dc thông số phù hợp với từng loại tôm mà bạn nuôi.
Khi phát hiện tôm có hiện tượng như ảnh thì thực hiện các bước sau đây để khắc phục và xử lý :
- Vớt tôm ra ngoài bể , dùng bản chải đánh răng chải nhẹ chỗ bẩn và xả nước cho sạch.
- Ngâm tôm vào nước muối pha loãng hoặc nước đen (nước lá bàng) từ 10-15 phút để khử nấm, trùng ký sinh trên người.
- Vệ sinh toàn bộ máy lọc và các đồ decor trong bể nuôi.
- Thay toàn bộ nước, chú ý ko nên dùng nước trực tiếp bơm từ nguồn, nên dùng nước đã để bay hơi hết clo, chất tẩy… Bổ xung thêm chút muối hạt vào nước.
- Chạy máy cho ổn định nước và bổ xung một số chế phẩm giúp ổn định nước, chống độc.. điều chỉnh lại các thông số nước (gh, dts, ph..) cho phù hợp với loại tôm bạn đang nuôi.
- Thả tôm và ngắm thôi.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà Sinh vật cảnh Việt Nam đúc kết ra được sau quá trình chăm sóc tôm cảnh, có thể còn nhiều thiếu sót rất mong ace bổ xung thêm.