Con còng và cách nuôi trong bể thủy sinh bán cạn?
Con còng là gì ? Chúng ăn gì? cách nuôi trong bể thủy sinh bán cạn?
Bên cạnh việc chọn nuôi những loài cá cảnh thì hiện nay nhiều người chơi cá cảnh cũng đang có xu hướng nuôi thêm các loài sinh vật khác vào bể cá của mình.
Trong số các loài sinh vật đó có con còng, đây là một trong những loài sinh vật không xương phổ biến nhất được nhiều người yêu thích và tìm mua.
Chúng rất dễ chăm sóc và có kích thước nhỏ nên sẽ không gây khó khăn gì đối với những người chơi cá cảnh lần đầu cũng như chúng sẽ không chiếm nhiều không gian trong bể cá của nhà bạn.
Thế nên trong bài viết này, Tôm cảnh thuỷ sinh sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm và loài động vật này cũng như hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc con còng sao cho thật đơn giản và hiệu quả nhất.
- Mức độ chăm sóc: Dễ dàng
- Tính cách: Lành tính
- Màu sắc: Khác nhau, nhưng hầu hết là màu nâu / cam
- Tuổi thọ: 2-3 năm
- Kích thước: 12cm
- Chế độ ăn: Ăn tạp
- Thuộc họ: Ocypodidae
- Kích thước bể tối thiểu: 37L
- Kiểu bể cá: Nước nông với các khu vực trên bề mặt
- Khả năng tương thích: Sống được trong bể thủy sinh bán cạn
I. Con còng là gì?
Con còng còn có tên tiếng anh là Fiddler Crab, thuộc nhóm động vật giáp xác lớn họ Ocypodidae. Chúng có khoảng 100 loài liên quan thuộc chi Uca và thường được tìm thấy trên khắp thế giới, trải dài trên cả hai bờ Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương và Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ở những khu vực này, chúng thường tập trung ở rừng ngập mặn, đầm lầy muối và bãi cát hoặc bùn, đây đều là những môi trường sống ven biển nước lợ.
Trong điều kiện sống thích hợp thì con còng có thể sống từ 2-3 năm, chúng rất dễ chăm sóc và thậm chí sẽ sống sót trong một vào môi trường khắc nghiệt.
Nếu trước giờ bạn chỉ là người nuôi cá cảnh, thì khi nuôi thêm con còng này thì bạn sẽ được làm quen thêm với hiện tượng lột xác thường xuyên của loài này.
Ngoại hình
Về ngoại hình thì điểm ấn tượng đầu tiên khi bạn nhìn thấy con còng đó là cái càng của chúng. Đối với con đực thì sẽ có một cái càng chính và một càng nhỏ, chúng được sử dụng như một công cụ để sinh tồn và đối với con còng cái sẽ chỉ có hai cái càng nhỏ.
- Ngoài ra, đằng sau những chiếc càng này của chúng là bốn đôi chân được sử dụng để di chuyển.
- Toàn bộ thân còng được trang bị một lớp phủ cứng để bảo vệ nó khỏi những tấn công bên ngoài và cơ thể chính của chúng được bảo vệ bởi một lớp carapace – đây được xem như là một lớp vỏ cứng nhằm bảo vệ các cơ quan bên trong.
- Ở phía trước của con còng là hai đôi mắt và một cặp râu, các sợi râu này được sử dụng để thu thập tình hình về môi trường xung quanh.
- Hầu hết con còng đều có kích thước khá nhỏ, chỉ từ 5 – 7cm.
- Màu sắc của còng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại còng mà bạn tìm thấy, nhưng thường thì ngoại hình của chúng sẽ không sặc sỡ như loài cá. Hầu hết trên cơ thể con còng đều có màu nâu hoặc màu cam, nhưng đôi khi trên một số con còng hiếm sẽ có màu sắc và ngoại hình đặc biệt hơn.
- Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ dễ dàng để phân biệt con còng đực và cái. Con cái thường nhỏ hơn và có hai cái càng nhỏ và trong khi sẽ chỉ có con đực mới có cái càng lớn.
Hành vi điển hình
Chúng được trang trang bị kỹ năng quan trọng để có thể sinh tồn trên cả bờ biển và dưới nước. Những con còng này sẽ phân chia thời gian thích hợp để hoạt động trên cạn và dưới nước.
- Ngoài ra, con còng còn có một lá phổi đặc biệt cho phép chúng có thể thở kể cả khi đang ở dưới nước và trên bờ.
- Một điểm thú vị khác mà bạn sẽ nhận thấy là cái càng của chúng, chúng sẽ sử dụng bộ phận này để tán tỉnh con cái, đào hang làm nơi trú ẩn hoặc chiến đấu với những con đực khác để tranh giành lãnh thổ.
- Mỗi con còng thường có thói quen nâng và hạ chiếc càng xuống như thể chúng đang vẫy tay, đây là cách mà những con còng giao tiếp với nhau. Đây đều là những con vật lành tính, chỉ trừ khi con đực thể hiện sự tranh giành về lãnh thổ.
- Theo chu kỳ, cứ sau tám tuần con còng sẽ lột xác và để lại bộ vỏ cũ. Nếu chúng bị mất đi một cái chân, một cái chân mới khác sẽ được phát triển trong khoảng thời gian lột xác của chúng.
Một vài điều thú vị về con còng
Chúng còn được biết đến là loài ăn mùn bã vì có khả năng tiêu hóa các căn bã từ các chất nền trong bể cá.
Một số loài còng đặc biệt có thể sử dụng tín hiệu riêng biệt để đe dọa con còng đực.
- Ví dụ như loài còng Uca mjoebergi thường mọc một cái càng khác để phát tín hiệu và đe dọa những con cua mạnh hơn.
- Con đực không thể sử dụng cái càng chính của mình để kiếm ăn, vì vậy con cái sẽ kiếm ăn hiệu quả hơn nhiều vì chúng có thể sử dụng cả hai cái càng.
- Con còng còn có thể thay đổi màu sắc của chúng để tương thích với các hành vi giao tiếp với các con còng khác cũng như để phù hợp với sự thay đổi của môi trường.
Điều kiện sống của con còng
Con còng thường sống trên bờ biển với một môi trường sống rất dễ thay đổi.
Sự thay đổi của thủy triều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh hoạt tự nhiên của chúng, có nghĩa là một phần thời gian của chúng sẽ ở dưới nước và nửa thời gian còn lại chúng sẽ ở trên đất liền.
Môi trường tự nhiên thích hợp của con còng bao gồm cát và nhiều tảng đá để có thể trú ẩn, đôi khi chúng có thể xuất hiện tại những nơi có cỏ và thực vật.
Tạo bể nuôi cho con còng
Để tạo một bể cá cho con còng sống rất đơn giản, nhưng nó sẽ không giống như việc làm bể cá cho cá cảnh.
Để nuôi con còng với số lượng lớn sẽ cần đến một bể cá có kích thước là 37L trở lên. Nếu chúng phải phải sống trong một bể cá quá nhỏ và chật chội thì chúng sẽ có nguy cơ bị bệnh rất cao.
Ngoài ra, bạn nên dùng một lớp nền làm bằng cát mềm để dọc dưới đáy hồ cá. Cát rất quan trọng vì sẽ giúp chúng có thể kiếm ăn và đào hang. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng đá để tạo nơi trú ẩn cho chúng và lưu ý rằng không nên dùng các loại cây xanh để trang trí vì con còng sẽ phá hủy và làm chết những cây xanh này.
Bạn không nên đổ đầy nước vào bể, vì bạn cần tạo thêm không khí trên cạn cho con còng. Do đó, các bạn chỉ nên đổ nước đầy khoảng một nửa của thành bể, rồi sau đó tạo độ dốc cho cát lên phía trên của bể cá để con còng có thể bò lên trên cạn khi cần thiết.
- Mặc dù nước lợ có độ mặn thấp nhưng bạn vẫn không nên sử dụng nước ngọt. Hãy giữ độ mặn nước trong bể từ 1,01 đến 1,08 và độ pH phải là từ 8,0 – 8,3.
- Vì con còng húng cần một lượng oxy tự nhiên cao, nên bạn phải trang bị máy lọc nước để sục khí cho bể.
Các loài cá nuôi cùng con còng
Bạn có thể nuôi thêm một số cá vào với chúng để làm bể cá thêm đa dạng nhưng số lượng cá sẽ cần phải hạn chế. Hầu hết các loài cá nước ngọt sẽ không thể sống ở vùng nước lợ và thông thường chúng sẽ bị cua hoặc những con cá lớn hơn tấn công.
Một số loài cá thích hợp có thể nuôi cùng con còng bao gồm như:
- [cá Thòi lòi] (Mudskipper)
- [cá mún] (Platies)
- [cá kiếm đỏ] (Swordtails)
- [cá bảy màu]
- [cá bống trắng] (Bumblebee Gobies).
Đây đều là những loài cá có khả năng bơi đủ nhanh để thoát khỏi nguy cơ tấn công từ những cái càng của con còng.
Ngoài loài cá thì bạn còn có thể nuôi thêm một số động vật không xương sống khác như tôm và ốc sên vì chúng vẫn có thể sống ở những vùng nước lợ.
V. Thức ăn của con còng
Trong môi trường tự nhiên, càng của chúng thường được sử dụng để đưa cát vào miệng. Sau đó, chúng sẽ lọc qua cát và ăn bất cứ thứ gì bổ dưỡng có trong đó, chẳng hạn như tảo và nấm. Phần còn lại của cát sẽ được lắng đọng và nằm trong những túi bóng nhỏ trong cơ thể của con còng.
Chúng sẽ không đi xa khỏi hang và chỉ kiếm ăn trong một bán kính nhất định và sau đó trở về hang của mình.
Trong điều kiện nuôi bằng bể cá, chúng sẽ ăn tất cả các loại thức ăn mà bạn cho vào bể vì chúng là loài ăn tạp.
Thực phẩm đông lạnh sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn khi cho con còng ăn, bởi vì những thứ như thịt đông lạnh và tôm đều rất bổ dưỡng và cung cấp đầy đủ protein cho chúng.
Ngoài ra, các loại rong biển, bí xanh và rau diếp cũng là các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà con còng có thể ăn được.
Bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày một lần với một hỗn hợp thức ăn nhỏ và vừa đủ, nếu bể cá của bạn có mùi amoniac thì chứng tỏ bạn đã cho chúng ăn quá nhiều.
VI. Cách nuôi và chăm sóc con còng
Hầu hết các vấn đề sức khỏe xảy ra đối với con còng đều xuất phát từ điều kiện môi trường nước không đảm bảo, vì vậy bạn cần giữ cho bể nước luôn sạch sẽ.
- Việc cho ăn ít sẽ làm cho còng thiếu dinh dưỡng và làm cho khả năng chống lại bệnh tật kém hơn, vì vậy bạn nên thiết kế một chế độ ăn phù hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe của con còng.
- Thường thì các bệnh về lớp vỏ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của con còng. Các vi khuẩn, vi rút và nấm có thể gây ra các tổn thương trên lớp vỏ bên ngoài và có thể dẫn đến tổn thương bên trong. Tuy nhiên loài còng sẽ có thể tự chữa khỏi bằng cách tự lột xác.
- Lột xác sau tám tuần là điều rất tự nhiên và quan trọng của loài còng. Chúng làm điều này để giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh và loại bỏ các ký sinh trùng hoặc mọc lại chân tay khi bị mất.
- Sau khi lột xác, lớp vỏ mới của chúng rất dễ bị tổn thương và cần có thời gian để lớp vỏ mới của chúng cứng lại. Do đó, bạn nên theo dõi chặt chẽ tình trạng của chúng cho đến khi lớp vỏ cứng lại.
Vậy là mình đã vừa giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn cách nuôi và chăm sóc con còng. Những con còng này sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người nuôi cá cảnh đang muốn tìm kiếm một sự mới mẻ thay vì nuôi cá. Tôm cảnh thuỷ sinh Chúc các bạn thành công!