Ốc helena: Tổng quan cách nuôi và sinh sản
Ốc helena: Tổng quan cách nuôi và sinh sản
Ốc helena hay còn gọi là ốc ăn ốc hoặc ốc sát thủ là loại ốc phổ biến trong cộng đồng thủy sinh bởi đặc tính đặc biệt của chúng. Chúng có khả năng săn ốc hại, giúp kiểm soát được các loài ốc sinh sản nhanh như là ốc táo đỏ, ốc bàng quang…
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Ốc helena có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chúng có thể được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Chúng thường sống trong những khu vực nước nhỏ như là ao, rạch nhỏ. Chúng thích bể có nhiều cát, đất hoặc bùn. Ốc ăn ốc có thể sống tốt tại bể cá nuôi trong nhà và chúng cũng có thể sinh sản được nếu bạn biết cách.
Tuổi thọ chung của ốc ăn ốc nói riêng và các loại ốc thủy sinh khác nói chung tương đối ngắn, chỉ vào khoảng 2 năm. Ốc ăn ốc cũng tương đối bé, chỉ vào khoảng 2-3cm. Do đó chúng sẽ không cần bể quá to cũng như lượng thức ăn nhiều để sống.
Giới thiệu qua là như vậy, bạn hãy đọc tiếp để biết thêm về cách chăm sóc ốc helena và cách nuôi chúng sinh sản.
Chăm sóc cho ốc ăn ốc
Điểm cộng cho ốc helena là chúng không yêu cầu mức độ chăm sóc quá cao. Miễn là bể của bạn có nước sạch và có nhiều thức ăn, ốc helena sẽ sống khỏe. Điểm quan trọng bạn cần phải nhớ đó là kích thước bể và độ ổn định.
Khi mua ốc helena về bạn phải cho ốc làm quen trước với nước một cách từ từ và nhẹ nhàng. Tránh việc thả luôn ốc vào bể chính khi vừa mới mua.
Chất lượng nước
Ốc helena không yêu cầu quá cao về chất lượng nước. Bạn chỉ cần đảm bảo được nước hơi cứng, chứa nhiều khoáng để vỏ ốc có thể khỏe mạnh.
- Độ pH của bể nên vào khoảng 7.0-8.0 và nhiệt độ vào khoảng 23-27 độ C. Tuy vậy thông số nước có thể nằm ngoài khoảng này một tẹo cũng không sao.
- Điểm quan trọng nhất bạn cần phải nhớ là giữ cho nước ổn định, tránh việc thay quá nhiều nước một lần hoặc sử dụng nước quá lạnh/ quá nóng để thay nước bể.
- Ốc helena và các loại ốc đều nhạy cảm với đồng, xà phòng hoặc các chất cọ rửa khác. Đôi khi, sẽ có những đợt phun thuốc diệt muỗi.
- Nếu bạn không cẩn thận và chỉ cần một tí tẹo giọt thuốc li ti bay vào trong bể cũng đủ để giết hết tép và ốc trong đó.
Kích thước bể và môi trường sống của ốc ăn ốc
Ốc helena không yêu cầu cao về kích thước bể, tuy vậy bạn cũng nên nuôi chúng trong những bể có kích thước vào khoảng 15 lít nước trở lên. Bể càng to thì nước càng ổn định. Hơn hết nữa, ốc helena ăn ốc hại nên khi nuôi trong bể to, chúng sẽ có nguồn thức ăn dồi dào hơn.
Ốc helena ăn gì ?
Ốc helena loài loài săn mồi, chúng thích núp bên dưới nền, đợi con mồi đi qua và bắt nó. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại ốc nhỏ hơn như là ốc táo đỏ hoặc ốc bàng quang.
Tuy vậy nếu bể hết thức ăn thì chúng vẫn có thể tụ tập lại và cùng săn loài ốc lớn hơn như là ốc táo hoặc ốc nerita.
- Ốc helena cũng có thể ăn được trứng ốc mềm. Tuy vậy, chúng sẽ không ăn được trứng ốc cứng hơn như là trứng của ốc nerita. Ốc helena trong một số trường hợp hiếm có thể bắt được tép nếu tép di chuyển chậm hoặc bị bệnh.
- Tuy vậy ốc sát thủ sẽ không ăn đồng loại hoặc trứng của chính chúng.
- Nếu bể của bạn hết thức ăn thì ốc helena cũng có thể ăn thức ăn thừa cho cá, trùn chỉ hoặc các loại thức ăn giàu protein khác. Ngoài ra chúng cũng rất giỏi trong việc dọn dẹp xác cá hoặc các loài khác trong bể.
Ốc helena có độc không?
- Tùy thuộc vào mức độ đói mà ốc helena có thể thay đổi tập tính săn mồi, từ việc đi săn sang nằm chờ và bắt mồi. Khi ốc không đói, chúng sẽ nằm bên dưới nền, vừa để săn mồi vừa để tránh các loài cá khác.
- Chúng có thể nằm sâu bên dưới nền trong vòng vài tiếng vậy nên nhiều khi bạn có thể sẽ thấy ốc biến mất. Một khi có một con ốc xấu số bò ngang qua thì ốc helena sẽ cảm nhận được và chúng sẽ trồi lên để bắt mồi.
- Bạn cũng có thể thấy ốc helena liên tục bò quanh bể để tìm thức ăn. Khi bắt được mồi thì chúng sẽ dùng chân/ vòi trên đầu để cắm vào bên trong mồi và ăn khi chúng vẫn còn sống.
- Một số người nói ốc sát thủ có độc và chúng sử dụng độc để làm tê liệt con mồi. Sự thật thì không phải như vậy, cũng đã có những chứng mình cho rằng ốc helena không hề có độc.
- Chúng là loại ốc săn mồi giỏi và không cần phải dựa vào độc để có thể bắt được các loại ốc khác, kể cả những loại ốc to hơn như là ốc táo và ốc nerita.
Cách nuôi ốc helena sinh sản
Ốc helena có giới tính đực cái và chúng cần phải có hai con nếu muốn sinh sản thành công, không giống như một số loại ốc khác. Bạn sẽ rất khó, thậm chí là không thể phân biệt giới tính ốc helena đực và cái. Vậy nên nếu bạn muốn nuôi chúng sinh sản thì bạn nên nuôi một đàn ốc ít nhất là 4-5 con để có thể đảm bảo có cả đực cả cái.
- Khi sinh sản, ốc đực sẽ leo lên bên trên ốc cái và giữ nguyên như vậy trong vòng 20-30 phút. Sau đó ốc đực sẽ di chuyển dần về phía bên phải ốc cái để thụ tinh.
- Quá trình này có thể diễn ra từ 3-5 tiếng và thường diễn ra vào ban đêm. Đôi khi chúng có thể sinh sản theo theo nhóm.
- Khi xong việc thì con đực sẽ tách ra, ốc cái sẽ tìm bề mặt cứng như là gỗ, đã, mặt kính hoặc lá cây để đẻ trứng. Chúng sẽ đẻ 1-4 bọc trứng, mỗi bọc chỉ gồm một quả trứng duy nhất. Các bọc trứng này thường được sắp xếp trên đường thẳng và mỗi bọc cách nhau khoảng 5mm.
Bọc trứng của ốc helena có hình hộp, gần như trong suốt và có kích thước khoảng 3-4mm.
Trứng ốc helena sẽ tốn kha khá thời gian để có thể phát triển, trung bình vào khoảng 3-8 tuần! Khi ốc con phát triển thì trứng sẽ càng lúc càng chuyển sang màu trắng đục và nhân màu nâu bên trong sẽ dần biến mất.
Bạn lưu ý là nhiệt độ càng ấm thì trứng sẽ nở càng nhanh.
Ốc helena con sau khi nở sẽ có kích thước vào khoảng 3-3.5mm và nhìn gần giống y hệt như ốc trưởng thành, chỉ có điều là nhỏ hơn thôi.
Khi chúng mới nở, ốc con thường sẽ nằm sâu trong nền bể để ăn các loại vi sinh vật trong đó. Vậy nên bạn cần phải có nền cát hoặc cát loại hạt nhỏ nếu muốn nuôi ốc sinh sản.
Khi ốc helena 2-3 tháng tuổi và chúng có kích thước khoảng 8-10mm thì chúng sẽ có thể ăn thức ăn giống như ốc trưởng thành.
Bạn không nên mong đợi loài ốc này đẻ quá nhiều bởi để có được ốc con thì có lẽ bạn sẽ phải đợi vài tháng. Tuy nhiên, tỉ lệ sống sót của ốc helena con khá là cao