22/11/2024

Giới thiệu dòng cá Trạch Culi

Đặc điểm và cách chăm sóc chạch culi

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Nếu bạn đang tìm kiếm một loài cá độc và lạ cho bể của mình thì chạch culi là lựa chọn hoàn hảo. Loài cá lạ lùng nhìn giống lươn này sống cực kì ôn hòa và ngắm nhìn chúng bơi và chui rúc khắp bể sẽ rất thú vị.

Loài cá này có rất nhiều đặc điểm thú vị khác nhau. Chạch culi là loài cá sống theo cộng đồng, mặc dù chúng có thể hơi nhát nhưng chúng thích có bạn, vậy nên bạn không cần suy nghĩ nếu định lựa chọn mua chúng cho bể của mình vì chúng sẽ sống hòa hợp với hầu hết mọi loài cá khác.

Bài viết này sẽ nói cho bạn mọi điều cần biết về loài cá đặc biệt này, từ đặc điểm đến cách chăm sóc, bạn cùng bể lý tưởng và nhiều hơn nữa!


Tổng quan về loài cá

Ngoại hình

Chạch culi có màu vàng-hồng với khoảng 10-15 sọc đen dày vòng quanh người từ đuôi đến đầu. Phần dưới bụng của chúng có màu sáng hơn so với phần trên của cá.

Chạch culi có vây nhỏ cùng với 4 sợi râu nhỏ ở quanh mồm. Mắt chúng được bọc bởi một màng trong suốt, vây hậu lưng của chúng ở phía xa cơ thể nhất so với hầu hết các loài cá khác.

Ngoại hình dài với đầu bé làm chúng giống với lươn.

Có vài điểm khác biệt về ngoại hình giữa con đực và con cái. Chạch culi đực có vây đuôi vòng về phía trong trong khi đuôi của con cái thẳng. Con đực có nhiều vòng đen hơn so với con cái. Khi chạch culi trở nên stress hoặc bị bệnh, màu sắc của chúng sẽ nhạt hơn.

Tính cách, hành vi

Chạch culi là loài cá hiền, không tấn công cá khác và hoạt động tầng dưới bể. Chúng khá nhát và chúng thích có bạn đồng hành, chúng sẽ ra ngoài nhiều hơn nếu bạn nuôi từ ba con trở lên trong bể.

Chúng thích đào bới. Nếu bạn sử dụng nền cát thì không ngạc nhiên nếu chúng đào sâu đến mức mà bạn sẽ thấy chúng biến mất khỏi bể, rồi lại thấy chúng vài tháng sau.

Là một loài hoạt động về đêm, chạch culi sẽ ngủ vào ban ngày và chui ra vào ban đêm để kiếm ăn.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình, nếu ngửi thấy mùi thức ăn, chúng vẫn sẽ chui ra ngoài để ăn cùng các loài khác trong bể nếu chúng đã quen nước

Nguồn gốc

Chạch culi có nguồn gốc từ phía Đông Nam á, chúng thường sống trong những con suối sạch và chảy trậm ở Sumatra, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Borneo.

Mặc dù chúng không bơi theo đàn nhưng chạch culi là loài sống theo cộng đồng, chúng thường sống theo nhóm trong tự nhiên.

Trong môi trường tự nhiên, chạch culi là loài hoạt động về đêm và tìm thước ăn dưới đáy sống. Chạch culi thường được bắt ở sông thay vì được nuôi và đem bán.

Kích thước và tuổi thọ

Chạch culi trưởng thành có thể dài đến 13cm trong tự nhiên, 7-10cm trong điều kiện nuôi ở bể. Con đực và con cái có chiều dài ngang nhau. Con đực có vây bơi dài hơn con cái, vây đuôi con đực hướng vào trong và tròn hơn trong khi vây đuôi con cái có vây đuôi khá thẳng.

Nếu bạn cảm thấy vẫn khó phân biệt thì hãy để ý đến bụng của chúng. Trong mùa sinh sản, con cái sẽ có bụng to và tròn hơn.

Trong điều kiện bể tốt, chạch culi có thể sống được 7 đến 10 năm, ngoài tự nhiên thì chúng có thể sống đến 14 năm.

Chăm sóc

Tuy chạch culi là một loài cá khỏe và dễ chăm sóc, bạn vẫn cần để ý chút đến chất lượng nước. Vì chúng không có vảy nên sẽ dễ bị các bệnh về da hơn một số loài cá khác. Bạn cần giữ cho nước sạch cùng với thông số ổn định để ngăn ngừa bệnh cho chúng cũng như với các loài cá khác.

Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô hoặc thức ăn sống và đông lạnh.

Mình thường dùng cám thái để cho các loại cá bé ăn.

Bạn cũng có thể cho cá ăn xen kẽ đồ ăn giàu protein như là artemia sấy khô để giúp cá lớn nhanh và lên màu đẹp.


Môi trường và yêu cầu nước

Môi trường sống tự nhiên của chúng là ở những con sông nước ngọt nhiệt đới với dòng chảy chậm, có nhiều bóng râm và cây thủy sinh trong nước. Bạn nên mô phỏng gần giống môi trường này nhiều nhất có thể để giúp cho chạch culi có thể sống khỏe mạnh.

Chúng thích có nền cát hạt nhỏ để chui xuống trốn. Nếu bạn không có nền cát thì nên đảm bảo bể có nhiều bụi cây, chỗ trốn để chúng có thể chui rúc.

Chúng thích bể trồng cây dày đặc cùng với nhiều cây trồng nền và rêu. Bạn có thể thêm đá và lũa để tạo thêm nơi cho chúng khám phá và trốn.

Bạn nên có nắp kính cho bể đề phòng trường hợp chúng có thể nhảy ra ngoài.

Điều kiện bể thích hợp để nuôi chạch culi

Loại nước Nước mềm
Kích thước bể Tối thiểu 50 lít cho một đàn từ 3-6 con
Nhiệt độ nước 21–27°C
Nền bể Sỏi nhỏ hoặc cát
Chỗ trốn Cây cối, hang hoặc lũa
Độ pH 5.5–6.5 pH
Độ cứng 0–5 dGH
Lọc Cần thiết nhưng đầu hút và đầu ra của lọc cần bịt lưới để ngăn chạch bơi vào trong
Sủi oxy Chạch culi không cần sủi oxy
Ánh sáng Chạch culi không cần ánh sáng.

Các loại bệnh có thể gặp

Chạch culi có thể bị các bệnh sau khi được nuôi tại bể cá:

Đốm trắng

Chạch culi có thể bị bệnh đốm trắng- loại bệnh gây ra bởi trùng kí sinh. Bởi vì chạch kili không có vẩy nên loại bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng, có thể khiến cá yếu và bỏ ăn.

Khi bị bệnh thì hãy tách riêng chạch ra, tăng nhiệt độ nước lên tầm 2 độ và bạn có thể nhỏ thêm thuốc xanh trị nấm mua tại các cửa hàng cá cảnh.

Xem thêm: Cá cảnh bị bệnh đốm trắng: nguyên nhân và cách chữa trị

Thối vây

vây của chạch culi nhỏ không có nghĩa rằng chúng miễn nhiễm các loại bệnh thối vây. Các loại nấm và vi khuẩn vẫn có thể tấn công loài cá này. Bệnh này thường xảy ra do stress hoặc từ chất lượng bể không tốt, dẫn tới vây bị rách và đục.

Để ngăn chặn bệnh thối vây, bạn cần duy trì môi trường nước hợp lý và ổn định, tránh nuôi quá nhiều cá, Chữa bệnh này bằng cách thay nước, dùng kháng sinh cho cá, các loại thuốc trị nấm khác.


Bạn cùng bể

Chạch culi là một loài hòa đồng hiền lành, có thể nuôi chung cùng nhiều loài cá kích thước nhỏ khác trong bể.

Bạn không được nuôi chúng với các loài cá dữ, bảo vệ lãnh thổ, rỉa vây như là cá betta, cá xecan, ..

Những loài có thể nuôi cùng chạch culi:

  • Cá chuột
  • cá mún
  • cá tam giác
  • cá trâm
  • cá tetra
  • cá bảy màu

Lưu ý, nếu bạn muốn nuôi các loại ốc bé thì hãy cẩn thận vì chạch culi dù là loài hiền lành nhưng sẽ ăn chúng. Tuy nhiên chúng không ăn nhiều đến mức có thể được dùng để giảm ốc hại.

Chạch culi có ăn tép không?

Không giống như các loài chạch khác, chạch culi rất hiếm khi ăn ốc hoặc tép.

Chạch culi sẽ không ăn các loại tép không vừa miệng chúng như tép anh đào hoặc tép amano.

Tuy nhiên chạch culi vẫn có thể ăn tép con vậy nên nếu bạn định nuôi tép sinh sản thì bạn không nên nuôi chung với chạch culi

Xem thêm: Các loại cá có thể nuôi chung được với tép

Kết luận

Bạn có nên nuôi chạch culi không? Nếu bạn muốn có loài cá hiền lành và thú bị thì bạn hãy mua chúng, trong điều kiện bạn cung cấp cho chúng đủ không gian và bạn cùng bể để chúng có thể sống cùng.

Nếu bạn là người mới nuôi cá, muốn tìm loại cá dễ sống trong nhiều loại môi trường mà không cần phải chăm sóc nhiều thì chạch culi không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn.


Video giới thiệu về cá Trạch Culi