23/11/2024

Cách nuôi tép cảnh không cần sủi oxy

Cách nuôi tép cảnh không cần sủi oxy

Bạn đi vào cửa hàng cá cảnh hoặc thấy các ảnh trên mạng bể tép nào cũng có sủi oxy, liệu sủi oxy có cần thiết không? Hơn hết nữa là sủi oxy khá là ồn, đặc biệt là vào ban đêm khi đặt trong phòng ngủ, dù máy sục khí có êm như thế nào thì ban đêm vẫn sẽ tạo ra tiếng ồn. . 

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Hơn hết nữa là bộ lọc vi sinh sẽ khá to, chiếm nhiều diện tích trong bể tép. Không phải ai cũng thấy bong bóng khí đẹp, thậm chí một số người còn thấy nó khó chịu.

Đúng thật là bạn nên sử dụng sủi oxy khi nuôi tép cảnh nhưng chúng không cần thiết, có những biện pháp khác bạn có thể sử dụng để nuôi tép cành không cần sử dụng đến sủi.:

1. Sử dụng bộ lọc đủ mạnh

Trên thực tế, bể cá luôn trao đổi oxy với môi trường bên ngoài. Hoạt động trao đổi oxy này diễn ra ở mặt nước. Nước càng động thì hoạt động trao đổi này diễn ra càng thuận lợi, càng có nhiều oxy đi vào trong nước hơn.

Có một cách để bạn giúp quá trình trao đổi oxy hiệu quả hơn là sử dụng bộ lọc đủ tốt.

Ngoài việc giúp làm động mặt nước, bộ lọc tốt còn có thể giúp cho phân phối oxy đi khắp bể hiệu quả hơn.

Hiện nay trên thị trường có vô số loại lọc bạn có thể chọn. Nếu bạn có những bể tép bé tầm 20, 30 lít đổ xuống thì bạn có thể cân nhắc những loại lọc bé như lọc váng hoặc lọc treo

Đối với những loại bể to hơn thì bạn phải sử dụng các loại lọc treo hoặc lọc thùng để có thể giúp xử lý được lượng nước lớn.

Bộ lọc tốt không những giúp cung cấp thêm oxy cho bể tép mà tác dụng chính của chúng còn là giúp xử lý các chất độc hại trong nước. Vi sinh sống trong bộ lọc có thể giúp hấp thụ lượng ammonia, nitrite có hại sản sinh ra từ thức ăn thừa và phân cá trong bể.

Lưu ý rằng khi sử dụng các loại lọc khác thì bạn cần phải có đầu mút để bịt đầu hút nước của lọc, tránh hút phải tép cũng như là tép con.

2. Nuôi tép trong bể nông và rộng

Như đã nhắc đến bên trên, hoạt động trao đổi oxy diễn ra chủ yếu ở mặt nước. Bể nông, rộng sẽ có nhiều bề mặt nước tiếp xúc với không khí hơn, do đó việc trao đổi khí cũng sẽ dễ dàng hơn.

Bạn cũng nên tránh nuôi các loại cây trên mặt nước như là bèo, để mặt nước thoáng nhất có thể trong trường hợp không sử dụng sủi.

3. Nuôi ít tép

Khi bạn nuôi quá nhiều tép và không sử dụng máy sủi oxy thì chúng đương nhiên sẽ bị thiếu khí. Mặc dù tép sẽ không yêu cầu quá cao về kích thước bể nhưng bạn cũng không nên nuôi nhồi nhét bể của mình.

Bạn cũng nên nuôi các loại tép màu bởi chúng có thể sống tốt được trong môi trường bị thiếu hụt oxy tốt hơn các loại tép khác.

4. Trồng thêm cây thủy sinh

Không chỉ đẹp, cây thủy sinh còn có thể giúp lọc nước, cung cấp oxy và tạo độ ổn định cho bể cá. Cây thủy sinh có thể tạo ra lượng oxy nhỏ giúp bù đắp cho việc thiếu hụt sủi oxy trong nước.

ác loại cây cung cấp nhiều oxy là những loại cây thủy sinh có tốc độ phát triển nhanh, có thể kể đến là:

  • Rong đuôi chồn
  • Rong la hán
  • Rong đuôi chó cứng
  • Cỏ thìa
  • Tiêu thảo

Cây thủy sinh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong bể, giúp cho bể cá của bạn ổn định hơn. Cây có thể giúp hấp thụ dinh dưỡng dư thừa, xử lý các chất độc như là nitrate, ngăn tình trạng tép chết lai rai.

Với số lượng cây thủy sinh nhiều và bạn nuôi ít loài trong bể, bạn thậm chí còn không cần phải thay nước, có thể giảm được công sức chăm sóc cho bể. Những loại cây thủy sinh lọc nước tốt nên là cây phát triển nhanh, sống khỏe.

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh lọc nước

5. Thay nước thường xuyên

Mình luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay nước thường xuyên cho bể tép. Ngoài việc giữ cho nước bể cá sạch mà thay nước còn giúp bổ sung lượng khí Oxy, CO2 và lượng khoáng thiếu hụt hoặc xử lý các chất độc hại ứ đọng trong bể cá.

Kể cả bạn có bộ lọc tốt thì bạn không thể bỏ qua bước này được.

Lượng nước tối ưu để thay thường xuyên là 10-15% nước bể mỗi tuần. Thay nước thường xuyên không chỉ giúp tép sống khỏe mà còn giúp cho nước trong, cây cối trong bể phát triển nhanh, tạo sự ổn định cho bể tép. Bạn có thể sử dụng cây hút cặn để có thể thay nước và đồng thời dọn dẹp đáy bể.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh thay nước quá nhiều. Làm vậy có thể gây sốc nước tép, cây, khiến chúng bị chết. Hoặc bạn cũng có thể sẽ làm chết hệ vi sinh chưa kịp sinh sôi trong bể, từ đó khiến chúng không kịp xử lý lượng thức ăn thừa và chất thải từ cá.


Kết lại

Nuôi tép không nhất thiết phải sử dụng sủi oxy nếu bạn có bộ lọc đủ tốt. Ngoài ra, để bổ sung thêm oxy cho cá thì bạn nên nuôi tép trong bể nông, rộng, nuôi ít tép, trồng nhiều cây thủy sinh và thay nước thường xuyên.