22/11/2024

Các bệnh thường gặp ở tôm Crayfish và cách khắc phục hiệu quả

Các bệnh thường gặp ở tôm Crayfish và cách khắc phục hiệu quả

Trong bài viết này, Aqualibs sẽ nêu ví dụ về một số bệnh tiêu biểu ở tôm crayfish và cách khắc phục để mọi người có thể nắm được một số bệnh và cách xử lý khi chúng ta gặp phải, mọi người có thể bổ sung thêm những triệu chứng bệnh khác để đóng góp thêm nhé.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

1. Bệnh sét vỏ ở tôm crayfish:

  • Triệu chứng nhận biết : Tôm crayfish sẽ nỗi những đốm đen nâu ăn sâu vào lớp vỏ hoặc ăn lõm xuống phần thịt.
  • Nguyên nhân gây bệnh : là do nước dơ, lâu ngày không thay nước dẫn tới phát sinh mầm bệnh gây hại tôm crayfish.
  • Cách chữa và khắc phục:
    • thay 100% nước hồ, vệ sinh lọc và nền để loại bỏ vi khuẩn.
    • Bắt tôm crayfish ra và rửa tôm crayfish bằng nước muối pha loãng khoảng 1 phút ( bước này là để diệt bớt vi khuẩn bám lên tôm ).
    • Sau đó thả tôm crayfish lại vào hồ, hạn chế tối đa thức ăn thừa trong hồ và giữ nước thật sạch (thay nước mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 50% để tôm mau lột bỏ lớp vỏ bị rỉ sét).

2. Bệnh rối loạn chuyển hoá khoáng ở tôm crayfish:

  • Triệu chứng nhận biết : Tôm sẽ mềm vỏ sau khi lột quá lâu (đối với tôm baby size dưới 5cm là 4 ngày, và trên 2 tuần với tôm trưởng thành size 10cm). Đó là do tôm crayfish hoà tan không đủ hoặc không thể hoà tan cục khoáng mà nó đã tích trữ trước khi lột để đắp vào lớp vỏ mới.
  • Cách khắc phục:
    • Thay 50% nước mới để loại bớt độc tố tích tụ trong hồ (tôm crayfish mềm vỏ thường rất yếu và dễ ngộ độc no3 dẫn đến đột tử).
    • Sau đó châm thêm khoáng vào hồ và đo tds lại vào khoảng 200 đến 250 là ổn.
    • Kết hợp với châm khoáng là cho ăn tép luộc nguyên vỏ.

3. Bệnh rụng càng và chân từ từ rồi chết ở tôm crayfish:

  • Triệu chứng nhận biết : Bệnh này không do vi khuẩn và virut gây nên. Triệu chứng của tôm crayfish thể hiện ngay lập tức là giãy phát càng chân rụng lả tả.
  • Nguyên nhân gây bệnh : tôm crayfish bị sock nhiệt, sock nước và bị nhát (bệnh này thường là do mọi người mới về vội vàng thả vào hồ mà ko làm các bước để tôm crayfish quen nước, cái nữa là do hồ quá sáng hoặc tôm cảm thấy ko an toàn)
  • Cách khắc phục:
    • Mọi người nên chuẩn bị nước trước 2 tuần cho tôm crayfish mới về, nhất là những dòng tôm Indo (thường rất nhát khi mới về hồ)
    • Pha nước lá bàng vào hồ để nước có màu vàng gần giống trong thiên nhiên (ngoài ra nước lá bàng còn rất tốt , trong nước lá bàng có nhiều chất kháng được vi khuẩn virut cơ hội , tặng đề kháng cho tôm ).
    • Trước khi thả tôm crayfish mới vào hồ thì ta bỏ tôm và nước trong bịch tôm ra một xô nhỏ, sau đó múc từ từ nước của hồ tôm cho nhẹ vào xô (mục đích làm cho tôm quen môi trường của hồ) sau 15 phút ta hẵng cho tôm vào hồ .

4. Bệnh biếng ăn , bỏ ăn ở tôm crayfish:

  • Triệu chứng nhận biết : Triệu chứng chủ yếu là bỏ ăn nhiều ngày (triệu chứng này thường khó phân biệt với dấu hiệu sắp lột củng sẽ bỏ ăn)
  • Nguyên nhân gây bệnh :
    • Lí do chủ quan là tôm crayfish có thể ngán khi ăn đi ăn lại một loại thức ăn, hoặc đã quen ăn 1 loại thức ăn nào đó khác.
    • Lí do khách quan là tôm có thể bị tắc ruột ( do ăn phải những vật trang trí có trong bể như lọc mút bio, cây nhựa, ..) hoặc bị nhiễm khuẩn tiêu hóa ( do ăn phải các đồ ăn nhiểm khuẩn như trùn hư thối, giun nhiễm bệnh.. )
  • Cách khắc phục:
    • Với lí do chủ quan : thay đổi nhiều loại đồ ăn trong tuần để tôm crayfish ko cảm thấy ngán.
    • Với lí do khách quan : sử dụng 1 số thuốc hỗ trợ tiêu hóa, thay nước và loại bỏ các đồ trang trí mà tôm lỡ ăn phải như cây nhựa, thay lọc bio mút bằng các loại lọc có vỏ nhựa cứng bảo vệ, lọc thác hoặc lọc thùng..

5. Bệnh đục cơ trên tôm crayfish

  • Nguyên nhân gây bệnh :
    • Bệnh đục cơ hay còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như bệnh trắng cơ, hoại tử cơ.
    • Bệnh thường xảy ra khi có sự thay đổi của nhiệt độ, độ PH, GH, độ mặn trong môi trường nuôi.
    • Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở các trại nuôi tôm giống với mật độ nuôi tập trung cao.
  • Triệu chứng nhận biết :
    • Khi bị bệnh tôm thường có các dấu hiệu kém ăn, hoạt động chậm chạp, cơ thể có màu trắng đục, vỏ mềm.
    • Điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra thân và gây chết nếu không điều trị kịp thời.
  • Cách khắc phục:
    • Người nuôi có thể chủ động phòng bệnh đục cơ trên tôm cràyish bằng việc kiểm soát và giảm tối đa các hiện tượng gây sốc.
    • Nếu khi đã phát hiển các biểu hiện đục cơ trên tôm thì sử dụng ngay vôi để xử lý kết hợp với việc bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho tôm nuôi.
    • Bệnh đục cơ trên tôm crayfish cũng không quá lo ngại nhưng người nuôi cần có các biện pháp phòng tránh ngay từ ban đầu để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi.

6. Bệnh đen mang trên tôm crayfish

  • Triệu chứng nhận biết :
    • Bệnh đen mang cũng là một trong những các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh
    • Bệnh xuất hiện từ 5 – 8 ngày trong chu kỳ phát triển của ấu trùng.
    • Khi bị bệnh, mang tôm sẽ có màu đen, tôm nổi đầu, giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ trên mặt nước.
    • Trong trường hợp bị nặng mà không điều trị kịp có thể gây chết.
    • Khi soi trên kính hiển vi sẽ thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên các tấm mang.
  • Nguyên nhân gây bệnh :
    • Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đen mang trên tôm càng xanh, chủ yếu là do nền đáy ao bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, pH thấp, nhiều trường hợp là do thiếu Vitamin C.
  • Cách khắc phục:
    • Trong trường hợp thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên tôm thì cần tiến hành thay nước, bón vôi để xử lý sau đó dùng vi sinh.
    • Mặt khác bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm.

7. Tôm crayfish bị đóng rong trên vỏ

  • Triệu chứng nhận biết :
    • Khi bị bệnh trên mình tôm sẽ xuất hiện lớp tảo, rong bám khiến di chuyển khó, không lột xác được và gây chết khi hàm lượng oxy thấp.
    • Bệnh đóng rong xuất hiện trên tất cả các dòng tôm phổ biến như Procambarus, Cherax..,
  • Nguyên nhân gây bệnh : 
    • Bệnh xuất hiện trong những môi trường nước xấu, chế độ thay nước không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn, suy dinh dưỡng hay nền đất dơ bẩn.
  • Cách khắc phục:
    • Để phòng bệnh đóng rong trên tôm crayfish người nuôi cần giữ môi trường nuôi tốt, cho ăn hợp lý
    • Định kỳ sử dụng EM-Tom VS Rhodo xử lý bùn hữu cơ, chất thải dư thừa dưới đáy bể nuôi.
    • Khi tôm bị bệnh thì cần thay nước mới, tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm nuôi.
    • Vớt tôm bị đóng rong lên và dùng bàn chải răng cọ sạch rong đóng trên vỏ tôm, ngâm tôm vào chậu nước pha muối tinh theo tỉ lệ 4-6 ( 4 muối – 6 nước ) trong thời gian 1-3 phút để loại bỏ các mầm bệnh vi khuẩn ký sinh trên vỏ, thân mang thở của tôm

Phần tiếp xin đón xem tại >> Aqualibs.org