Bamboo Shrimp – Hướng dẫn chi tiết : Chăm sóc, chế độ ăn uống, sinh sản
Bamboo Shrimp – Hướng dẫn chi tiết : Chăm sóc, chế độ ăn uống, sinh sản
- Tên tiếng anh: Bamboo Shrimp
- Tên khoa học:Atyopsis moluccensis
- Nguồn gốc: Tôm Vợt Châu Á còn được gọi là Tôm hoa Singapore hay Tôm tre.
- Kích thước trống/ mái : 3.9 / 2.7 inch – 10 cm/ 7cm
- Nhiệt độ : 73 – 82 °F ~ 23-28*C
- pH 6.5 – 7.5
- Mức độ sinh sản: cần nước lợ cho trứng của nó phát triển
- Độ khó: rất dễ nuôi (đọc chi tiết vấn đề cho ăn)
Miêu tả:
Giới tính:
- Chân trước của những con đực lớn tuổi cực kỳ khỏe và có một móng vuốt khác biệt ở phía trên.
- Con cái có chân thon hơn.
- Một điểm khác biệt rõ ràng khác giữa hai giới là vị trí của các lỗ sinh dục.
Kích thước bể
Vì loài tôm này có thể lớn đến kích thước khá to nên yêu cầu bể tối thiểu 40 Lít để nuôi (đối với một con). Nhiều người vẫn nuôi được chúng trong bể bé hơn nhưng mình không khuyến khích lắm.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Lý do mình khuyên bạn nên nuôi chúng ở bể to vì chúng cần không gian để kiếm thức ăn. Thêm nữa, bể dài sẽ tốt hơn bể sâu. Kích thước bể như vậy sẽ giúp chúng có được dòng chảy tốt hơn để kiếm ăn.
Thông số nước
Biết được thông số nước cho tôm vợt châu á là quan trọng để bạn có thể kịp thời điều chỉnh chúng. Mặc dù chúng là loài dễ nuôi nhưng việc thay đổi chất lượng nước quá nhanh sẽ khiến chúng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Sinh sản:
- Loài này yêu cầu nước lợ cho ấu trùng phát triển thành công từ khi xả trứng.
- Một mặt bất lợi khác là hầu hết loài này được bán trên mạng và trong tiệm thú nuôi cảnh là đánh bắt từ hoang dã và chưa được nuôi đẻ trong môi trường nhân tạo.
- Việc bắt chúng từ thiên nhiên và đặt chúng trong môi trường bể thủy sinh để chúng sinh sản và tăng số lượng là điều thất bại.nhưng nếu tìm hiểu kĩ về loài này thì nó chắc chắn là 1 loài tôm tuyệt vời để nuôi.
Điều kiện môi trường:
- Bể nuôi yêu cầu việc bạn cần đặt gỗ, đá, hay những “trạm đậu” tương tự cho tôm vợt khi chúng bám vào trong dòng chảy của nước.
- Thứ cần thiết nhất trong bể nuôi tôm vợt Châu Á là cây cối. Loài tôm này quen sống tại khu vực nước dày đặc cây, việc trồng nhiều cây trong bể còn có nhiều lợi ích hơn là giúp loài tôm này cảm thấy thoải mái.
- Nếu tôm cảm thấy khó tiếp cận dòng chảy nó sẽ cố leo lên ống lọc hay thậm trí leo ra ngoài bể thủy sinh.
- Nó sẽ tìm kiếm nguồn có dòng chảy nếu nó không được cho ăn.
- Hãy chắc chắn rằng bạn cho nó ăn đúng cách. khi nó không ăn thức ăn của cá, bạn phải tìm cách ăn phù hợp đặc biết của nó.
- Nếu bạn thấy nó lọ mọ loay hoay ở đáy bể, như vậy thể hiện rằng bạn cho ăn không đúng cách và bạn cần phải tìm cách khác ngay
Cho ăn:
Tôm Vợt Châu Á không ăn được thức ăn dạng viên. Việc cho chúng ăn bột để chúng phát triển là hoàn toàn bắt buộc bởi chúng chủ yếu cần các hạt thức ăn nhỏ hơn lơ lửng trong nước càng lâu càng tốt. Do đó, bạn có thể cung cấp cho chúng sinh vật phù du trong ao, giun vi sinh, mảnh thức ăn nghiền mịn, viên thức ăn nghiền, bột tảo xoắn, v.v.
Lưu ý: Lá sồi hoặc lá ngân hạnh có thể có lợi cho Tôm Vợt Châu Á. Mặc dù, không giống như tôm lùn, chúng không sử dụng trực tiếp những lá này làm nguồn thức ăn song các chất do những lá này tiết ra sẽ cải thiện chất lượng nước và giúp tôm dễ lột xác hơn.
- Cái “Quạt” của tôm vợt Bamboo thực ra là cái cách mà tôm dùng để vớt lấy vi sinh vật hay thức ăn li ti khi dòng nước đi qua cái “vợt” của nó.
- Khi gần dòng chảy của lọc, bạn sẽ thấy chúng ung dung trong dòng nước với những cái “quạt” xòe ra.
- Nếu bạn quan sát gần việc cho ăn, bạn sẽ phát hiện ra nó sẽ đóng cái quạt, và bỏ thức ăn từ trong quạt vào miệng, và vuốt qua hết miệng nó 1 cách nhanh mà nhẹ nhàng
2. Quy trình thả Tôm Vợt Châu Á vào bể nuôi
- Cố gắng đưa tôm về nhà ngay vì nó cần được thả vào hồ càng sớm càng tốt sau khi được cho vào bao ni-lông. Việc này sẽ giảm căng thẳng cho cá/tép và giúp nó thích nghi với nước hồ nhanh hơn.
- Màu của tôm có thể nhạt đi chút ít sau chuyến đi về nhà, nhưng bạn không cần lo vì điều này là bình thường; tôm sẽ trở lại màu như cũ sau khi được thả vào hồ.
- Tắt đèn trong hồ nuôi. Giảm độ sáng hoặc tắt đèn trong hồ trước khi bạn thả tôm vào, vì đèn sáng sẽ tạo môi trường căng thẳng cho tôm. Hồ nuôi cũng cần có nhiều cây và hòn đá để làm nơi trú ngụ cho tôm mới.
- Các vật trang trí đó sẽ giúp tôm của bạn bớt căng thẳng trong thời gian làm quen với ngôi nhà mới
- Thả trôi túi chứa tôm đã mở trên mặt hồ, đây là thời gian để tôm làm quen với nhiệt độ nước của hồ mới.
- Sau 15-20 phút, mở túi ra và sử dụng chiếc ca sạch để múc vào đó một lượng nước bằng lượng nước có sẵn trong túi.
- Lượng nước trong túi đựng tôm sẽ tăng gấp đôi, 50% nước hồ và 50% nước cũ trong túi để tôm của bạn quen PH và môi trường nước mới.
- Nhớ không được hòa trộn nước có sẵn trong bao vào hồ cá vì điều này có thể làm lây vi khuẩn vào nước hồ.
- Sau 15-20 phút, bạn có thể thả tôm vào hồ. Bạn sẽ dùng vợt bắt tôm khỏi túi và nhẹ nhàng cho vào hồ.Bạn nên theo dõi tôm mới để tìm các dấu hiệu bị bệnh.
- Nếu trong hồ đã có các loại cá, tôm, tép, trước đó thì bạn cần đảm bảo chúng không quấy rối hay tấn công các con tôm mới vào bể. Theo thời gian và quá trình bảo dưỡng hồ, tất cả chúng sẽ sống hòa hợp với nhau.
Các vấn đề về sức khỏe
Có hai vấn đề chính bạn cần phải quan tâm.
- Một đó là sốc nước, loài tôm này có thể bị sốc nước và chết nếu bạn thay đổi môi trường sống của chúng một cách quá đột ngột.
- Giống như nhiều loài tép khác, tôm vợt Châu Á đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thay đổi nước. Vậy nên mình muốn bạn luôn cẩn thận khi cho chúng sang bể mới. Hãy kiểm tra chất lượng nước và bạn hãy cho chúng làm quen với môi trường mới một cách từ từ.
- Và đương nhiên giống các loài tép suối, chúng nhạy cảm với đồng, chỉ cần một lượng nhỏ đồng trong nước có thể giết chúng.
- Nhiều loại thuốc chữa bệnh sẽ có chứa đồng bên trong nên bạn lưu ý khi chữa bệnh cho cây hoặc các loài cá khác cần xem thông số của thuốc để sử dụng tốt hơn.