22/11/2024

Các loại ốc có hại trong bể thủy sinh

Các loại ốc có hại trong bể thủy sinh

Khi mình mới bắt đầu chơi thủy sinh, mình luôn muốn mua thử mọi loài có thể nuôi được trong bể, một trong số đó là ốc. Cho đến bây giờ mình vẫn rất yêu thích chúng.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Tuy nhiên, đi cùng với một số loài ốc có lợi vẫn là ốc hại, một ngày đẹp trời nào đó chúng có thể tự dưng xuất hiện trong bể rồi sau đó sinh sôi rất nhanh, sau đó chúng sẽ xâm chiếm hết bể cá của bạn.

Tuy rằng những loài ốc này không trực làm hại đến cây và cá nhưng nhiều người sẽ không muốn bể cá của mình có hàng trăm con ốc tí hon bò khắp nơi. Đồng thời với lượng lớn ốc thì chúng cũng tạo rất nhiều chất thải. Vậy nên họ sẽ muốn loại bỏ những loài ốc này.

Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến cách để bạn nhận biết ốc hại và xử lý chúng.

Các loại ốc có hại trong bể thủy sinh

1. Ốc bàng quang/ ốc bladder (Physella acuta)

Loại ốc đầu tiên mình muốn nhắc đến là ốc bàng quang với tên gọi trong tiếng anh là ốc bladder. Loài ốc này có kích thước nhỏ, tối đa chỉ là 1.25cm.

  • Ốc bàng quang có màu nâu đậm hoặc nhạt, thỉnh thoảng chúng cũng có màu trắng đục. Kèm theo đó là những đốm trên thân của chúng.
  • Chúng có vỏ tròn, nhọn dần về phía trên đầu.
  • Ốc bàng quang có thể sinh sản hữu tính và vô tính, loài ốc này là sinh vật lưỡng tính nên cho dù chỉ có một con ốc thì chúng vẫn có thể tự tạo trứng và tự thụ tinh.
  • Vậy nên chỉ cần có một con ốc lỡ xuất hiện trong bể của bạn là sau đó chúng sẽ sinh sản cực nhanh không kiểm soát. Điều đó có thể khiến cho lượng chất thải trong bể cá gia tăng và làm sản sinh thêm ammonia và nitrate.
  • Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn thì lọc của bạn có thể sẽ không xử lý kịp chất thải trong nước và làm nước độc hại, có thể gây bệnh và làm chết cá.
  • Đây là câu truyện phổ biến, người nuôi có thể nhìn thấy một con ốc bé và tự nhỏ chúng sẽ không gây hại được gì đâu. Một tuần sau họ nhìn thấy thêm một con, sau đó mọi ngóc ngách trong bể đều có mặt loài ốc này.
  • Sự có mặt của chúng là để cân bằng lại lượng thức ăn dư thừa trong bể. Nếu bể của bạn quá thừa dinh dưỡng thì đó là điều kiện vô cùng lý tưởng để loài ốc này có thể sinh sôi không kiểm soát.

May mắn thay là loài ốc này không ăn cây cối và không trực tiếp làm hại cá. Chúng chỉ ăn rêu tảo, phân cá và các loại rác thải hữu cơ khác. Tuy vậy xử lý chúng là công việc rất khó chịu.

Tại sao ốc bàng quang là ốc hại:

  • Chúng sinh sản nhanh
  • Khó xử lý
  • Chúng có thể bò vào lọc

2. Ốc táo đỏ

Mặc dù mình thêm ốc táo đỏ vào danh sách ốc hại nhưng nhiều người vẫn nuôi chúng trong bể cá cảnh và chúng sinh sản không nhanh bằng ốc bladder. Ốc táo đỏ có hai màu chính đó là đen và đỏ, bạn cũng có thể đã nhìn thấy chúng có cả màu hồng và xanh dương. Ốc táo đỏ lớn đến kích thước tối đa khoảng 2.5cm và có tuổi thọ trung bình là một năm.

Chúng là loài ăn rêu hại tốt, chúng có thể giúp dọn dẹp thức ăn thừa của cá. Một số người còn tìm kiếm loài ốc này để nuôi, trong đó có cả mình.

Xem thêm: ốc táo đỏ – nên nuôi hay giết chúng?

Tuy vậy lý do để tôi cho ốc táo đỏ là ốc hại vì chúng sinh sản khá nhanh và có thể xâm chiếm bể cá. Thỉnh thoảng, chúng có thể ăn cả những loài cây mỏng manh.

Nếu được quản lý tốt, chúng có thể là vật nuôi tuyệt với. Tuy nhiên nếu bạn không kiểm soát được, chúng có thể sinh sản nhanh chóng và xuất hiện tại mọi nơi trong bể.

Tại sao ốc táo đỏ là ốc hại:

  • Chúng sinh sản nhanh
  • Thỉnh thoảng có ăn cây
  • Khó xử lý

3. Ốc táo (Ampullariidae)

Có nhiều loại ốc táo khác nhau, chúng có thể có nhiều màu sắc như nâu, vàng, trắng, xanh, tím,..

Chúng có vỏ tròn và hơi nhọn về phía đầu.

Bạn có lẽ tự hỏi tại sao mình cho ốc táo vào danh sách ốc hại trong khi chúng được bán tại cửa hàng cá cảnh đúng không? Ốc táo sẽ không có hại nhiều với bể cá của bạn, miễn là bạn xử lý được bọc trứng nếu nó đẻ.

Tuy nhiên, chúng là loài xâm lấn, nếu bạn lỡ để chúng ra ngoài tự nhiên, ốc táo sẽ sinh sản rất nhanh và chiếm môi trường sinh sống của các loài vật bản địa. Điều tương tự cũng xảy ra với ốc bươu vàng, bây giờ loài ốc này đang có mặt tại khắp mọi nơi. Hơn nữa, ốc táo có thể lưu trữ được tinh trùng trong thời gian dài, vậy nên con cái vẫn có thể sinh sản nếu thiếu ốc đực.

Tại sao ốc táo lại là ốc hại

  • Chúng đẻ nhiều
  • Là loài xâm lấn
  • Ốc cái có thể sinh sản nhiều lần kể cả khi không có ốc đực.

Cách kiểm soát ốc hại

1. Kiểm soát nguồn thức ăn

Đây là phương pháp đầu tiên bạn cần làm nếu muốn kiểm soát ốc hại. Mặc dù sinh sản nhanh, ốc vẫn cần thức ăn đầy đủ để phát triển và sinh sản. Vậy nên hãy cho cá ăn ít hơn và làm sao để cá có thể ăn hết lượng thức ăn bạn cho trong vài phút.

Đồng thời, cho cá ăn cá loại thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh như artemia, trùn chỉ, bobo, hoặc artemia sấy khô cũng giúp chúng để lại ít thức ăn thừa cho ốc hơn.

2. Vớt thủ công

Kiểm soát nguồn thức ăn có thể sẽ tốn thời gian và bạn sẽ không thể nhìn thấy được kết quả ngay lập tức. Để đẩy nhanh quá trình này thì bạn có thể vớt ốc hại ra bất cứ khi nào bạn nhìn thấy. Đây là cách trực tiếp và đơn giản nhất. Bạn có thể dùng tay hoặc dùng vòi để hút.

3. Nuôi loài ăn ốc

Cá nóc mini là loài ăn ốc tuyệt vời

Ốc hại có thể là nguồn thức ăn tuyệt vời cho các loài ăn ốc.

Một loài phổ biến mà bạn có thể nuôi đó là ốc ăn ốc hay còn gọi là ốc helena. Ốc helena thích nằm phục kích và bắt ốc để ăn. Nếu nuôi nhiều ốc helena thì chẳng mấy chốc bể bạn sẽ sạch ốc hại.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng nếu hết ốc hại thì ốc helena cũng có thể bị hết thức ăn. Tuy chúng vẫn có thể ăn được thức ăn thừa của cá nhưng chúng sẽ sống khỏe mạnh hơn khi ăn ốc. Vậy nên mình khuyên là bạn không nên mua quá nhiều ốc helena. Mỗi ngày ốc helena có thể ăn được 1-2 con ốc, vậy nên tầm 1-2 con cho mỗi 40 lít là đủ.

Một loài khác bạn có thể nuôi là cá nóc. Tuy nhiên, cá nóc bạn khó có thể nuôi chung với các loại cá khác và tép được. Vậy nên bạn chỉ nên dùng cá nóc để dọn dẹp những bể chỉ có ốc.


Kết luận

Tuy mang tiếng là ốc hại, những loài ốc trên vẫn có thể được nuôi trong bể thủy sinh nếu bạn có thể kiểm soát chúng tốt. Bể cá nào cũng cần phải có ốc, chúng là loài dọn dẹp thức ăn thừa và xử lý rêu hại chăm chỉ. Nếu bạn lo không kiểm soát được những loại ốc trên thì bạn có thể xem xét nuôi những loại ốc khác như ốc nerita, ốc sula, ốc helena