16/10/2024

Procambarus Milleri – Hướng dẫn chi tiết: Chăm sóc, Chế độ ăn uống và Sinh sản

Procambarus milleri – Hướng dẫn chi tiết: Chăm sóc, Chế độ ăn uống và Sinh sản

Thông tin cơ bản của Procambarus Milleri

  • Tên gọi : Procambarus milleri
  • Tên thường gọi : Miami Cave Crayfish, Cave crayfish, or Tangerine crayfish
  • Tên khoa học: Procambarus milleri
  • Kích thước hồ nuôi tối thiểu (~40 liters)
  • Độ khó nuôi dưỡng : Dễ
  • Độ khó sinh sản : Dễ
  • Kích thước trưởng thành lớn nhất : 8 – 10 cm
  • Nhiệt độ tối ưu : 71 – 75 °F (22 – 24 °C)
  • Độ PH tối ưu : 7.0 – 8.0
  • Độ cứng GH/KH tối ưu: 10 – 25
  • Thuộc loại ăn tạp, ăn thịt và hiếu chiến
  • Tính cách : Hung hăng hiếu chiến trẻ trâu
  • Tuổi đời tối đa : ~4 năm
  • Màu chủ đạo : Đỏ, trắng, xanh ( Vàng gold, Đen << đột biến màu )

Mô tả của Procambarus Milleri

Procambarus Milleri là dòng tôm sống chủ yếu trong khu vực nhiều đất bùn ngập nước, tập quán đào hang sâu để sinh sống, có những cá thể đào hang sâu ~5m xuống dưới lòng đất. Procam được phát hiện lần đầu ở tiểu bang Florida, USA
Procambarus là loài tương đối nhỏ nhưng chúng lớn rất nhanh. Nói chung,cá thể trưởng thành chỉ dài tối đa (8 – 10 cm) 3 – 4 inch.
Dòng Procam này có nhiều gam màu : đỏ, xanh, vàng, trắng hoặc đỏ nâu.
  • Điều kiện hoang dã bình thường thì chủ yếu là màu trắng với một chút vàng đỏ, đỏ sẫm.
  • Điều kiện nuôi trại có biến những thể lai tạo có màu xanh, vàng gold, black..
  • Có 3 nhánh của dòng tôm Procambarus là Milleri – Allieni – Clarkii

Sự khác biệt giữa Procambarus Milleri, Procambarus alleni và Procarambus Clarkii : Về cơ bản, những loài này gần như giống hệt nhau về mọi thứ.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Procambarus Milleri

Milleri là một loài có nguồn gốc tiến hóa từ một đàn Procambarus Alleni bố mẹ và sự tiến hóa xuất hiện khi địa chất và thời tiết nơi chúng sinh sống thay đổi đột ngột.
Chúng ta chỉ có thể thấy sự khác biệt khi chúng đã trưởng thành hoàn toàn.
  • Về Kích cỡ thì Procambarus Milleri là loài nhỏ nhất.
  • Ngoài tính cách nóng nảy thì Procambarus miller là ít hoạt động và thụ động.
  • Trong điều kiện nuôi nhốt, Milleri có thể sống tới 3 – 4 năm nếu được chăm sóc thích hợp.

Hành vi điển hình của Procambarus Milleri

Procambarus milleri đã trưởng thành hoàn toàn là một trong số ít loại tôm cảnh có thể được nuôi trong bể chung một cách tương đối an toàn. Chúng không quá hung dữ như những người anh em cùng họ như Clarkii, Allieni hoặc proMix
💁Điều thú vị là những con tôm họ Milleri này hung dữ nhất khi chúng còn nhỏ “trẩu tre máu chiến”🤕 (dài 1 – 2,5 inch hoặc 2,5 – 7 cm), chúng thể hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ để giành lấy tài nguyên ( thức ăn, khu vực hoạt động..), không giống như các cá thể trưởng thành chúng chỉ tập trung cho việc tranh giành bạn đời.
🦐Milleri là dòng tôm khá năng động và hướng ngoại. Bạn sẽ thường thấy chúng bò hoặc ngồi ngoài trời.Trong bể cá,bể thủy sinh chúng cũng thích di chuyển đồ vật xung quanh. Nhìn chung, chúng có thể khá lộn xộn và phá hoại.

Thức ăn và tập quán ăn uống của Procambarus Milleri

  • Milleri được phân loại là loài ăn tạp cơ hội. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ ăn bất kỳ loại thức ăn nào mà chúng tìm được dưới đáy bể của bạn.
  • Tuy nhiên, các quan sát chỉ ra rằng những con tôm Milleri này rất ưa thích thức ăn giàu protein. Để tăng trưởng tốt nhất, thức ăn nên chứa protein ở mức ít nhất 30 – 40% khẩu phần.
  • Ngoài ra, những cá thể non và trước khi trưởng thành thường có xu hướng ăn nhiều hơn và tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến thức ăn thuộc nhóm thực vật ( cây, cỏ, lá, rêu..) so với những con trưởng thành. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không nên cho chúng ăn thức ăn giàu protein. Nó đơn giản có nghĩa chúng sẽ lớn rất nhanh nếu chúng ta cho ăn nhiều và đủ .

Các loại thực phẩm được đề xuất cho tôm Milleri bao gồm:

  • Trái cây (Táo, chuối, lê, dưa, xoài, v.v.
  • Lá cây dâu tằm..
  • Thực vật
  • Rau các loại trần : bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, dưa chuột, rau diếp, ngô, rau bina, đậu Hà Lan, bí, rau lá xanh, v.v.).
  • ốc nghiền nát
  • Giun đất ( hạn chế ăn quá nhiều trong thời gian dài, cần thay nước thường xuyên)
  • Cá hoặc tôm chết
  • Tôm viên – trùng chỉ ( hạn chế ăn quá nhiều dễ bị ký sinh nếu k vệ sinh sạch sẽ bể)
  • Thức ăn công nghiệp cho tôm ( bổ xung canxi cho quá trình thay vỏ )
Lưu ý : Thức ăn cần phải chìm xuống đáy bể và không được quá nhỏ vì dòng Milleri khá vụng về khi sử dụng càng để nhặt đồ ăn.
Mẹo : Tốt hơn là nên cho chúng ăn vào ban đêm (ít nhất là vào buổi tối). vì đơn giản chúng là động vật sống về đêm. Do đó, bằng cách đó, bạn sẽ tái tạo các điều kiện và môi trường mà chúng ăn một cách tự nhiên.
  • Cho chúng ăn trước khi tắt đèn.
  • Lá và rau nên là thức ăn chính của chúng. Lá sồi, lá dâu tằm, v.v.. nên luôn có sẵn trong bể.
  • Để thức ăn của chúng trong 24 giờ trước khi lấy ra. Lá có thể để vài ngày trong bể. Chỉ cần lưu ý rằng bất cứ thứ gì mà tôm không ăn hết trong một ngày đều cần được vớt bỏ ra để tránh ô nhiễm nước.

Bao lâu thì cho ăn?

  • 1 Con trưởng thành có thể được cho ăn 3 – 4 lần một tuần trong khi con non ( size baby đến 4-5cm ) nên được cho ăn hàng ngày.
  • Điều đó cực kỳ quan trọng vì nếu không chúng sẽ bị chết đói, hoặc chúng có thể sẽ cố gắng đuổi theo bắt cá, cá con, ăn cây thủy sinh v.v.) hoặc thậm chí ăn thịt đồng loại.
Một trong những điều quan trọng nhất là Procambarus Milleri cần sự đa dạng trong thức ăn. Đừng cho chúng ăn cùng một loại thức ăn mọi lúc. Thay đổi chế độ ăn uống của chúng định kỳ sẽ giúp tôm nhanh phát triển.
Procambarus milleri là một loài khá khỏe mạnh. Giữ chúng sinh sống trong bể không quá phức tạp vì chúng không có yêu cầu đặc biệt về chất lượng nước.

Kích thước bể:

Những con tôm Procambarus này không cần nhiều không gian. Vì vậy, bể 20 lít có thể chứa 1 con tôm càng trưởng thành. Một con đực và 1 – 2 con cái có thể được nhốt cùng nhau trong cùng một bể có thể tích 40 lít.
Tất nhiên, có một bể chứa lớn hơn luôn tốt hơn cho sự ổn định của nước. Ngoài ra, có thể dễ dàng tạo ra các khu vực đa dạng nhiều hang, chỗ núp để chúng ẩn náu.
Quan trọng: Giống như tất cả dòng tôm họ Procambarus, chúng có biệt tài là có thể leo lên các bề mặt thẳng đứng và chúng thường sử dụng khả năng này để trốn thoát khỏi bất kỳ bể nào. Vì vậy, một cái nắp đậy kín miệng bể là điều vô cùng cần thiết.

Thông số nước trong bể nuôi :

  • Nhiệt độ Nhiệt độ nước lý tưởng để nuôi tôm Procambarus nằm trong khoảng 71 – 75 °F (22 – 24 °C). Nhiệt độ lý tưởng 26°C
  • Độ pH: Độ pH nước tối ưu nên được cung cấp cho loài này trong khoảng 7,0 – 8,0.
  • Độ cứng KH-GH : với Tôm Procam thì KH tối ưu từ 10 – 20 và GH trong khoảng từ 10 – 25.
  • Bảo dưỡng: Thay 20 – 25 % nước mỗi tuần.
Lưu ý : Những con Procam này có thể sống trực tiếp trong nước máy , nước giếng khoan nhưng bạn cần lưu ý Làm cũ nước trước khi đổ vào bể của bạn băng cách xả ra chậu để trong vài ngày để loại bỏ clo có trong nước sạch.
  • Tuy nhiên Hãy nhớ rằng “làm cũ nước” không loại bỏ hết dc chloramines. Do đó, nếu nước khu vực bạn sinh sống của bạn có quá nhiều chất này, bạn sẽ phải sử dụng các sản phẩm đặc biệt (chất điều hòa nước) để trung hòa nó. Bởi vì đó là cách duy nhất để loại bỏ chloramines trong nước.
  • Ngoài ra bạn nên đầu tư 1 máy đo hàm lượng nước để giữ cho các thông số nước dc hoàn hảo : Bút đo GH, PH…dung dịch khử Clo, dung dịch khử độc nước cũng là những gợi ý bạn nên tham khảo

Setup thông số bể nuôi Procambarus

Máy lọc nước:

Về chất lượng nước, không có yêu cầu đặc biệt. Miễn là bạn có bộ lọc hoạt động tốt với kích thước của bể mà bạn có thì tôm của bạn sẽ ổn cả thôi.

Về mặt duy trì môi trường sạch cho tôm trưởng thành nếu bạn dùng lọc bio thì tôm có thể xé sứt mẻ và nhai phần mút bộ lọc bio bọt biển. Nếu bạn muốn tránh vấn đề này, có hai tùy chọn ở đây:
  • Lọc thùng treo ( Atman.. )
  • Bộ lọc ống nhựa cứng.

Hệ thống tạo Ôxy: Oxy cũng cần thiết trong nước hồ.

Hệ thống đèn Thắp sáng:

  • Không có những đòi hỏi đặc biệt. Trong tự nhiên, Procambarus là động vật sống về đêm và từng sống với rất ít ánh sáng.
  • Nếu bạn có thực vật hoặc động vật khác trong bể, ánh sáng phải được điều chỉnh theo nhu cầu của chúng.

Hệ nền bể:

Trong bể nuôi, Tôm Procam nên được trải nền sỏi nhỏ và/hoặc cát để chúng có thể đào hang nếu muốn. Đó sẽ là một thiết lập lý tưởng cho tôm của bạn. Nên dùng hệ nền sỏi mịn nhỏ (viên đát nung) hoặc nền ko tan (sỏi sạn). Bằng cách này, việc làm sạch chất nền sau khi cho chúng ăn sẽ dễ dàng hơn.

Đồ trang trí và chỗ ẩn nấp:

Đồ trang trí cung cấp nơi ẩn náu (nơi trú ẩn và bảo vệ) và giảm thiểu căng thẳng cho chúng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với quá trình lột vỏ. Ăn thịt đồng loại trong và sau khi lột vỏ có thể trở thành một vấn đề lớn.
Lưu ý: Khi tôm sắp lột vỏ, nó trở nên ít hoạt động hơn, ngừng ăn và tìm nơi ẩn náu dưới một số loại bảo vệ. Nếu không, chúng có thể dễ dàng trở thành con mồi của đồng loại cùng bể.
Quan trọng:
KHÔNG BAO GIỜ làm phiền, động chạm đến tôm khi chúng đang lột vỏ. Chúng thích ẩn nấp hơn. Procambarus milleri sẽ đánh giá cao tất cả các loại lá, đá, lũa, ống nhựa PVC, lưới nhựa và các đồ trang trí khác để làm phong phú môi trường trong bể của bạn.
Khi lột vỏ xong bạn nên tiếp tục bổ xung cho chúng ăn thức ăn giàu canxi.
Ngoài ra, không nên bỏ bộ vỏ cũ ra khỏi bể. Hãy để nó đó vì Nó chứa rất nhiều khoáng chất và tôm của bạn sẽ ăn nó sau này để bổ xung chất.
  • Tất cả dòng Procam đều có bộ vỏ cứng bảo vệ các cơ quan nội tạng của chúng và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bộ vỏ ngoài cũ phải được lột bỏ định kỳ (một quá trình gọi là lột xác hoặc lột vỏ) để chúng phát triển và phục hồi các chi bị mất.
  • Trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời, Procambarus milleri lột xác cứ sau 2-3 tuần. Sau đó chu kỳ thay vỏ tăng lên 1 – 2 tháng. Các cá thể trưởng thành hoàn toàn lột xác cứ sau 6 – 12 tháng. Nói chung, chúng làm điều đó để phục hồi các chi bị mất.
  • Loài này đặc biệt có thêm dấu hiệu nhận biết khi sắp lột xác thay vỏ – đốm trắng gần mắt (ở khu vực “thái dương” của tôm )sẽ xuất hiện rất rõ. Những đốm này trở nên nhạt dần ngay trước khi lột xác và sẽ biến mất khi lớp vỏ cứng trở lại.

Xác định giới tính Tôm Procambarus

Giới tính của tôm Procam có thể được xác định qua hình dáng bên ngoài:
  • Càng : Con đực có bộ càng dài và lớn hơn con cái. Ngoài ra, càng của con đực sẽ nhọn đầu và có nhiều gai
  • Hình dạng: Con cái có đuôi rộng; Chóp đầu (mai) của chúng cũng lớn hơn một chút so với con đực
  • Bụng: Tôm đực có hai phần phụ hình chữ L (cơ quan chuyển tinh dịch) đằng sau cặp chân đi thứ 5 (cuối cùng) được gọi là móc cài. Con cái có một ống đựng tinh dịch hình tròn nằm giữa gốc của hai cặp chân đi cuối cùng.

Cách Nhân giống dòng Procambarus

Procambarus milleri rất dễ nhân giống. Tất cả những gì bạn cần làm:
  • Không nuôi quá nhiều cá thể trong bể kích thước quá nhỏ
  • Giữ tỷ lệ Đực-Cái tối ưu (1:3)
  • Cung cấp đủ thực phẩm và chỗ ẩn náu
  • Cung cấp cho chúng nhiều nơi ẩn náu (đặc biệt là những con non cần nhiều nơi ẩn nấp thích hợp
  • nơi trú ẩn)
  • Đảm bảo chất lượng nước phù hợp với mức oxy đủ cao.

🔞Giao phối:🔞

Tùy thuộc vào nhiệt độ, Procambarus trưởng thành khi chúng được khoảng 4 – 6 tháng tuổi.
Khi một con cái sẵn sàng giao phối, nó sẽ cho phép một con đực tiếp cận, kẹp vàng của nó và áp bụng vào nhau..
Trứng và giai đoạn phát triển:
Con cái non thường mang từ 10 đến 30 quả trứng. Trong một số trường hợp, những con cái lớn trưởng thành có thể có nhiều trứng hơn từ 100-150 quả trứng.
  • Sau khi thụ tinh, trứng phát triển bên trong cơ thể mẹ từ 4 đến 6 tuần.
  • Sau khoảng thời gian đó, trứng chuyển ra bên ngoài cơ thể mẹ và nằm trên đuôi của con cái.
  • Sự sinh sản sẽ chỉ xảy ra nếu nhiệt độ nước duy trì trên 20°C. Con cái sử dụng các phần phụ của chúng để giữ cho trứng sạch bụi bẩn và được cung cấp oxy tốt.
  • Tùy thuộc vào nhiệt độ, trứng sẽ nở trong 6-8 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ. Trong khi mang trứng, con cái dành nhiều thời gian để ẩn náu.

Tôm con hình thành và phát triển :

  • Con non mới nở không có khả năng sống tách biệt với mẹ trong vài ngày đầu tiên.Con non thỉnh thoảng chui ra khỏi bụng mẹ, bò tự do quanh bể cá, rồi lại trèo lên người bên dưới bụng tôm mẹ
  • Chúng phải trải qua vài lần lột xác để lớn hơn và rời mẹ. Sau đó, chúng sinh sống hoàn toàn độc lập.
Lưu ý : Một trong những điều tốt nhất về loài này là tôm Procambarus mẹ trưởng thành không ăn con non của chúng. Nếu chúng có đủ thức ăn và chỗ ẩn nấp, hành vi ăn thịt đồng loại là khá hiếm, ngay cả giữa những con non, nhưng khi tôm con tách mẹ thì vẫn nên nuôi tôm con tách trong bể riêng có cùng thông số nước.
  • So với những con trưởng thành, tôm non còn nhỏ lúc đầu thích ăn artemia hơn nhưng nói chung, chúng có thể ăn cùng loại thức ăn với tôm mẹ.
  • Nó chỉ cần ở tỷ lệ nhỏ hơn. Nên cho ăn thường xuyên (1-2 lần một ngày). hơn để phát triển và trong trường hợp không có thức ăn, chúng có thể bắt đầu ăn thịt đồng loại nhanh chóng.
  • Tôm con thường ẩn nấp trong hầu hết thời gian phát triển. Màu của chúng đậm dần khi chúng thay vỏ được từ 4-5 lần.