Giới thiệu dòng Cua cảnh Hainan Potamon
Giới thiệu dòng Cua cảnh Hainan Potamon
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Trào lưu nuôi cua kiểng nở rộ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Dòng cua đẹp với màu sắc và kích thước đa dạng, ngoại hình tuy hầm hố nhưng dễ chăm sóc.
Hainanpotamon là một chi cua nước ngọt trong họ Cua núi.
Cua còn có tên gọi khác là Cua Đông Dương, sinh sống trong tự nhiên ở các nước Đông Dương, nhưng rất hiếm người bắt được vì chúng sống sâu trong hốc đá sông, suối.
Loại cua này vô hại, khi thuần hóa có thể nuôi bán cạn hoặc thả trong bể cá cảnh
Cua có nhiều màu sắc nhưng chủ yếu là màu đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, trắng.
Hiện nay chi cua này có các loài sau:
- Hainanpotamon auriculatum Yeo & Naruse, 2008
- Hainanpotamon daiae Yeo & Naruse, 2008
- Hainanpotamon directum Yeo & Naruse, 2008
- Hainanpotamon fuchengense Dai, 1995
- Hainanpotamon glabrum (Dang, 1967)
- Hainanpotamon helense Dai, 1995
- Hainanpotamon orientale (Parisi, 1916)
- Hainanpotamon rubrum (Dang & Tran, 1992)
- Hainanpotamon vietnamicum (Dang & Hô, 2002)
Cua kiểng, tên tiếng Anh là cua Hainan potamon, nguồn gốc Đông Dương (không phải loại động vật ngoại lai xâm hại), sống trong môi trường nước ngọt. Cua đực có càng phải rất lớn, cong hơn con cái. Một số loài đột biến thì càng lớn lại nằm bên trái.
Để cua ra được màu sắc ưng ý, chúng ta cần lấy đất ở từng khu vực chúng sinh sống, đem về xây hang nhân tạo. Trong quá trình ăn, cua gặm cả đất, sẽ tạo ra sắc tố màu riêng theo đúng ý mình.
Màu sắc cua đa dạng, điển hình là 4 màu: đỏ, vàng cam, xanh lá cây, xanh da trời,…, ngoài ra nếu lai hoặc đột biến sẽ có màu bạch tạng, mắt đỏ.
“Cua kiểng là loài dễ nuôi và chăm sóc, tuổi thọ trên 10 năm”
Chúng có thể được nuôi trong hộp nhựa hoặc bể kính, với mực nước từ 50-60% chiều cao cơ thể, bán cạn hoặc ngập nước sâu, tuy nhiên cần cung cấp lượng oxy dồi dào.
Khi cua lột xác, mực nước phải ngập 100% chiều cao cơ thể.
Việc nuôi cua trở nên dễ dàng hơn khi chúng được thả cùng bể cá cảnh và sống ngập nước.
“Tuy vẻ ngoài cua kiểng khá hung dữ và hầm hố, với càng to và cong, nhưng chúng sống hài hòa với các loài cá, trừ cá vàng do di chuyển chậm”
Nếu được cung cấp đủ thức ăn như tép, tôm đông lạnh, cám cá chìm,… cua sẽ không ăn hay gây hại cá trong bể. Sau 8 tháng, cua sẽ vào tuổi sinh sản, mỗi năm đẻ một lần.
Kích thước của cua kiểng được đo theo chiều ngang của mai, từ 3 đến 7cm
Phổ biến nhất là cua đỏ, càng phải rất lớn
“Nuôi cua chung với cá rất hòa hợp, không giết hại lẫn nhau, bể cá cũng nhờ đó thêm nhiều màu sắc. Mình nghĩ, ai cũng có thể chơi loại cua kiểng này. 5-6 người bạn của mình cũng đã nuôi”, Một khách hàng tại Hà Nội chia sẻ