Giới thiệu chi Tiết Về Tép Thanh Mai
Giới thiệu chi Tiết Về Tép Thanh Mai – Chiến binh dọn bể thủy sinh cực tốt
Tép Thanh Mai là một loại tép cảnh quen thuộc trong giới chơi cá cảnh. Với vẻ ngoài bắt mắt, dễ nuôi, lại có công dụng dọn dẹp rêu hại và thức ăn thừa cực tốt.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Tép Thanh Mai hiện đang được rất nhiều người lựa chọn cho bể thủy sinh của mình. Hãy cùng Aqualibs tìm hiểu về tép thanh mai qua bài viết này.
- Tên khoa học: Caridina mariae
- Nhiệt độ 65 – 75 ℉ (18,3 – 23,9 ℃)
- PH 6,0 – 7,5
- Nguồn gốc: Chủ yếu ở Đông Nam Á
- Tuổi thọ: 1-2 năm
Nguồn gốc và đặc điểm Tép Thanh Mai
Tép Thanh Mai còn có tên khoa học là Caridina mariae, là một loại tép có nguồn gốc ở châu Á. Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở những con suối nhỏ, sông. Tuổi thọ của loài tép này có thể lên tới 12 năm.
Tép thanh mai sở hữu vẻ ngoài khá trong suốt với màu nâu nhạt. Phần thân có thêm những vằn đen rất đều nhau. So với các giống tép cảnh khác, thì tép thanh mai có ưu điểm dễ nuôi hơn, không phải chăm sóc quá nhiều.
Cách nuôi Tép Thanh Mai phát triển sống khỏe
Hồ tép, nhiệt độ, ánh sáng
Tuy là loại tép ăn tạp, nhưng cũng cần có một bể thủy sinh sạch, có nước trong. Độ pH của nước nên điều chỉnh trong khoảng 6,5 đến 7,5. Cần đảm bảo rằng nước trong bể sạch sẽ và luôn có dòng chảy.
Nhiệt độ thích hợp để tép thanh mai phát triển là ở mức 25-26 độ C. Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước chính xác nhất.
Thay nước thường xuyên để đảm bảo rằng tép có thể sống sót được. Bạn có thể thay ít nhất 10% nước trong bể, để giúp cải thiện điều kiện nước tốt nhất.
Thường xuyên bổ sung khoáng chất, có thể mua một chai nước suối có khoáng và chế thêm vào bể sau những lần thay nước.
Môi trường sống
Vòng đời của tép thanh mai sẽ từ 2-3 năm, chu kỳ thai kéo dài 30 ngày. Đây là loài ăn tạp nên thức ăn của nó sẽ có nhiều nguồn cung cấp khác.
Ưu điểm lớn nhất của chúng là sức sống cao, khả năng thích nghi với điều kiện sống tốt. Ngoài ra, loại tép cảnh này còn có khả năng diệt các loại rêu có hại. Vì vậy, nuôi tép thanh mai sẽ rất có lợi cho bể cá của bạn.
Sinh sản Tép Thanh Mai
Tép thanh mai dễ dàng sinh sản giống như các loài tép khác khi có điều kiện thuận lợi. Đảm bảo nước trong bể phải thật tinh khiết và không có bất kỳ chất gây ô nhiễm nào.
Điều này sẽ giúp cho chúng cảm thấy thoải mái, rất cần thiết cho quá trình sinh sản của chúng. Tép cái có thể sinh ra từ 20 đến 25 con giống với điều kiện thích hợp để chúng khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái.
Nếu nuôi trong môi trường nhân tạo thì khả năng sinh sản của tép thanh mai sẽ thấp hơn.
Thức ăn cho Tép Thanh Mai
Tép thanh mai chủ yếu ăn rong, rêu tảo hại trong bể thủy sinh. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả tạp chất có trong bể, như cành lá mục rữa của cây thủy sinh, phân cá và thức ăn thừa của cá cảnh.
Người nuôi cũng có thể bổ sung các loại thức ăn khác như lá dâu tằm, cám rêu,.. hoặc các thức ăn chuyên dụng khác cho tép cảnh.
Tham Khảo: Top các loại thức ăn cho Tép Cảnh và những lưu ý khi cho tép ăn
Tép Thanh Mai nuôi chung với loài cá nào?
Tép là loài hiền lành, không ăn hiếp bất kỳ loài vật nào nên chúng cũng là đối tượng dễ bị ăn hiếp nhất. Thậm chí có vài loài tép khác có thể ăn hiếp chúng như: tép yamato, cá họ Discuss (cá dĩa), cá họ Gouramis (cá sặc),…
Các loài cá có thể nuôi cùng tép thanh mai như cá otto, cá chuột pigmy, cá dòng cá thủy sinh nhỏ như neon vua, ember tetra, các dòng cá pleco như cá tỳ bà bướm, trực thăng… sẽ không gây hại nhiều cho tép thanh mai.
Lưu ý cần biết để nuôi Tép Thanh Mai khỏe mạnh
- Chọn những con giống khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Thực hiện tốt đúng quy trình nuôi và chăm sóc tép thanh mai.
- Tránh để môi trường nước ô nhiễm làm gây hại đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tép.
- Luôn quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời các bệnh ở tép để có những biện pháp xử lý phù hợp.
- Lột xác là thời điểm khá nhạy cảm ở tép, bạn cần quan tâm chăm sóc đặc biệt đến chúng.
Bệnh thường gặp ở tép Thanh Mai
Bệnh đốm trắng do nấm
Cách nhận dạng: Màu sắc tép nhợt nhạt, ngực và bàng quan bong tróc ra. Tép hoạt động chậm, bơi trên mặt hoặc lặn sâu dưới đáy. Ăn ít hoặc ngừng ăn trong một thời gian dài.
Cách điều trị: Sử dụng muối API Aquarium Salt để điều trị hoặc có thể sử dụng JBL Fungol trị các bệnh về nấm.
Bệnh nhiễm khuẩn
Cách nhận dạng: Phần nội tạng của tép có màu hồng, đỏ. Đối với tép khỏe mạnh sẽ có màu đen.
Cách điều trị: Dùng Hydrogen Peroxide H2O2 hoặc chiếu Đèn UV trong thời gian 5 ngày.
Tép bị ký sinh trùng
Thường không gây hại nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ và làm chậm quá trình sinh trưởng của tép.
Cách điều trị: Có thể sử dụng API Aquarium salt / Genchem “No Planaria” / Zero để điều trị tép bị ký sinh trùng.
Hoại tử ở tép
Cách nhận dạng: Phần thịt dưới vỏ có màu trắng hoặc trắng đục. Phía đuôi có màu trắng hoặc trắng sữa.
Cách điều trị: Tiến hành cách ly tép bệnh, rồi sử dụng thuốc Baytril để điều trị.
Lời kết
Tép Thanh Mai rất cần thiết trong mỗi bể thủy sinh, giúp giữ vệ sinh và loại bỏ các tạp chất gây hại. Với những thông tin đã cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức hữu ích nhất để chọn nuôi tép Thanh Mai.