22/11/2024

Giới thiệu tép mũi đỏ Pinokio Shrimp

Một trong những dòng tép ăn rêu hại không thể thiếu trong bể thủy sinh đó chính là tép mũi đỏ. Đây là loại tép phù hợp nhất đê nuôi chung với hầu hết các loại cá thủy sinh phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tép mũi đỏ qua bài viết này nhé.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Đặc điểm của tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ có tên khoa học là Caridina gracilirostris thuộc Caridina trong họ Atyidae. Tên tiếng anh là Pinokio Shrimp. Đây là một loại tép nước lọ phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Nhật Bản, indonesia, Madagascar vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng thường ăn tảo và rêu ở những rừng ngập mặn và đầm lầy.

Hình ảnh tép mũi đỏ ngoài tự nhiên

Ngoài tên tép mũi đỏ thì chúng còn được gọi là tép mũi dài, tép ma mũi đỏ hoặc tép tê giác đỏ…vv

Ở ngoài tự nhiên đặc điểm chủ yếu của nó là dường như trong suốt và chỉ có cái mũi là màu đỏ dễ nhận dạng nhất. Tuy nhiên, tùy vào môi trường sống, rêu tảo mà chúng ăn sẽ cho cơ thể của chúng có thêm các màu sắc khác nhau.

Tép mũi đỏ nuôi trong bể thủy sinh chủ yếu để phục vụ quá trình dọn dẹp rêu hại để giúp cho cây cối luôn xanh tốt. Chúng thường kiếm ăn lúc trời tối, lúc bạn tắt đèn.

Môi trường sống của Tép mũi đỏ

  • Nhiệt độ: 19 – 27 °C
  • PH: 6.5 – 7.5
  • Kích thước : 3.5 – 4cm
  • Khoáng: Cần ít
  • Nước: Lợ và ngọt có dòng chảy tốt
  • Thức ăn: Tảo, rêu hại, phân cá, thức ăn thừa của cá, cám rêu, lá dâu…vv

Cách chăm sóc tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ khá phù hợp để nuôi trong những bể thủy sinh có nhiều cây thủy sinh và lũa đá. Tép mũi đỏ sống hòa đồng và không gây hại cho bất cứ động vật nào.

Nếu bạn thấy tép mũi đỏ hoảng loạn và có khuynh hướng nhảy ra khỏi bể thì có thể chúng đang bị cá khác săn bắt hoặc do nước trong bể có vấn đề.

Tép mũi đỏ chủ yếu ăn rêu hại

Khi gặp tình trạng tép bơi lên mặt nước và chụm lại một góc có nghĩa là bạn cần kiểm tra lại nước ngay lập tức. Đầu tiên có thể nước bị nhiễm độc, PH quá cao, nước quá nóng hoặc thiếu oxi.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tép mũi đỏ hoảng loạn. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng khi chăm sóc tép mũi đỏ nếu như không gặp các tình trạng như trên.

Sở dĩ tép mũi đỏ vô cùng dễ chăm sóc, hầu như chỉ cần thả tép mũi đỏ vào trong bể và để chúng tự sống và sinh sản.

Thức ăn chủ yếu của tép mũi đỏ là rêu, tảo, nhớt trên lũa đá, phân cá…vv. Lâu lâu bạn cũng cần bổ sung thêm khoáng (có thể mua chai nước khoáng lavie đổ vào một ít). Bổ sung thêm thức ăn cám rêu hoặc lá dâu để chúng có thêm chất dinh dưỡng phục vụ quá trình sinh sản.

Tép mũi đỏ sinh sản ra sao

Tép mũi đỏ là loại tép rất dễ sinh sản trong bể thủy sinh có nhiều cây. Sau khi giao phối tép cái sẽ nhanh chóng ôm hàng trăm quả trứng.

Điều kiện để trứng nhanh chóng phát triển đó là ở môi trường nước lợ. Tuy nhiên, bản thân mình thấy kể cả nước ngọt trong bể thủy sinh thì chúng vẫn dễ dàng phát triển và sinh sản tốt.

Tép mũi đỏ đang ôm trứng

Thời gian ôm trứng và đẻ của chúng mất khoảng 2 tháng, trứng sẽ được tép mái liên tục đảo để trứng phát triển qua các giai đoạn.

Khi tép con nở ra rất khó để nhìn được bằng mắt thường. Chúng sẽ ẩn nấp thật kỹ vào những cây thủy sinh. Trong giai đoạn này tép con rất dễ bị chê’t và bị các loại cá khác ăn thịt. Chính vì vậy, lúc tép sinh ra bạn khó có thể phát hiện được chúng.

Khi đạt kích thước bằng một que tăm chúng sẽ mạnh dạn bơi ra ngoài để kiếm ăn. Lúc đó bạn sẽ dễ dàng tìm được chúng. Tỷ lệ sống sót của tép con rất thấp nên việc nuôi trong bể thủy sinh cho tép đẻ cũng vô cùng khó khăn.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu hết phần nào về tép mũi đỏ rồi phải không. Hãy tìm đọc thêm các bài viết thú vị khác của Aqualibs.org nhé. Chúc bạn chăm sóc bể thủy sinh tốt nhất.