16/10/2024

Phòng Trị bệnh Tôm cảnh bị đứt râu, mòn đuôi, rụng chi

Phòng Trị bệnh Tôm Bị Đứt Râu, Mòn Đuôi, Rụng chi, càng

Tôm bị đứt râu, mòn đuôi không làm tôm chết hàng loạt và gây nguy hiểm như một số bệnh khác trên tôm. Nhưng tôm sẽ yếu dần, chậm lớn, mẫu mã tôm không đẹp thường bị phân loại thấp hàng loại, không mang về giá trị lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Để khắc phục những hạn chế này, nhầm nâng cao chất lượng của tôm người nuôi cần kiểm tra các yếu tố môi trường cũng như các dấu hiệu bệnh trên thân tôm, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.

Nguyên nhận tôm bị đứt râu, mòn đuôi, rụng chi, càng

Nguyên Nhân
  • Bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…
  • Đáy ao dơ, ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào các phụ bộ, chân bò, chân bơi, râu làm mòn đuôi, cụt râu.
  • Ngoài ra thức ăn không đảm bảo chất lượng và thiếu số lượng làm tôm đói cắn nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến mòn đuôi, cụt râu

Tôm bị bệnh thủng vỏ, thủng mang

Triệu chứng tôm bị đứt râu, mòn đuôi, rụng chi

  • Tôm bỏ ăn, yếu dần và dễ bị ăn thịt lẫn nhau
  • Tôm bơi lội chậm chạp, bắt mồi kém, phát triển chậm
  • Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phụ bộ: chân bò, chân bơi, râu… và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn dần
  • Tôm bị đứt râu, mòn đuôi có thể kèm theo một số dấu hiệu khác: Tôm bị bệnh thường bần mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết.

Tôm bị bệnh rụng càng, rụng chi

Giải pháp phòng bệnh mòn râu, cụt đuôi, rụng chi

  • Vệ sinh diệt khuẩn ao nuôi và các dụng cụ, trang thiết bị sạch sẽ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới để hạn chế các vi khuẩn gây bệnh
  • Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý, sát trùng để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio
  • Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, tránh dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước, phát sinh khí độc tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát triển gây bệnh
  • Thường xuyên xi- phông đáy ao, thay nước (nếu có điều kiện) tạo môi trường trong sạch cho tôm phát triển.
  • Định kỳ bổ sung các sản phẩm có thành phần Bacillus Substilis để giúp duy trì mật độ vi sinh có lợi trong ao, xử lý chất thải, thức ăn dư thừa, cải thiện chất lượng nước, làm sạch nền đáy ao, hạn chế khí độc, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh.

Tôm bị bệnh cụt đuôi, thối đuôi

Giải pháp trị bệnh mòn râu, cụt đuôi

  • Mòn đuôi do tôm đói cắn nhau thì điều chỉnh tăng lượng thức ăn cho vừa đủ, một thời gian sau tôm khoẻ mạnh lột xác các chỗ bị mòn ở đuôi sẽ hết.
  • Tôm bị mòn đuôi, cụt râu do vi khuẩn tấn công:
    • Giảm lượng cho ăn 30 – 50%, tiến hành xuyên xi- phông đáy ao, thay nước (nếu có điều kiện)
    • Sử dụng Novadine 1 lít/1.500 – 2.000 m3 hoặc BKC 1 lít/ 2.000m3 để diệt khuẩn
    • 2 ngày sau cấy lại vi sinh liều mạnh bằng chế phẩm vi sinh EM Aqua: 10 – 20 lít EM thứ cấp/1000m3. Định kỳ 3-5 ngày tạt men vi sinh EM Aqua vào buổi sáng: 10 -15 lít EM thứ cấp/1000m3
  • Trộn Nova Oxytetra 500: 3 – 4 g/kg thức ăn/lần, ngày 2 lần, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
  • Đồng thời tăng cường vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho tôm.