So sánh đèn RGB và WRGB cho thủy sinh
So sánh đèn RGB và WRGB cho thủy sinh
Đèn RGB và WRGB vốn đã quá phổ biến với người dùng và người chơi thủy sinh tại Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Với công nghệ mắt LED hiện tại những hiệu quả mà dòng LED đã và đang mang đến trong thế giới thủy sinh, càng cho thấy đèn LED đang là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Hôm nay, hãy cùng Aqualibs so sánh đèn RGB và WRGB, xem 2 dòng đèn có cấu tạo mắt LED này có những điểm chung điểm riêng nào, cũng như sự khác biệt mà chúng mang đến như thế nào.
Khái niệm về RGB và WRGB
Để hiểu rõ về 2 dòng đèn này, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm vì sao họ lại gọi 2 dòng đèn này riêng biệt như thế. Thật ra nó chỉ là cái tên gọi thôi và không có gì khó hiểu cả, dưới đây mình sẽ giải thích rõ các thành phần tên gọi như sau:
- W hay White là từ chỉ màu Trắng.
- R hay Red là từ chỉ màu Đỏ
- G hay Green là từ chỉ màu Xanh Lá
- B hay Blue là từ chỉ màu Xanh Dương
- Và khi cả 3 màu RGB cùng kết hợp sẽ tạo ra màu W hay màu Trắng.
Mô hình kết hợp của 3 màu RGB
Mô hình màu RGB sử dụng mô hình bổ sung trong đó ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lục (green) và xanh lam (blue), là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.
RGB và hiển thị
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của mô hình màu RGB là việc hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng hay màn hình plasma, chẳng hạn như màn hình máy tính hay ti vi.
Mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể được thể hiện trong bộ nhớ máy tính như là các giá trị độc lập của màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Các giá trị này được chuyển đổi thành các cường độ và gửi tới màn hình.
Bằng việc sử dụng các tổ hợp thích hợp của các cường độ ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam, màn hình có thể tái tạo lại phần lớn các màu trong khoảng đen và trắng.
Các phần cứng hiển thị điển hình được sử dụng cho các màn hình máy tính trong năm 2003 sử dụng tổng cộng 24 bit thông tin cho mỗi điểm ảnh (trong tiếng Anh thông thường được biết đến như bits per pixel hay bpp).
Nó tương ứng với mỗi 8 bit cho màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam, tạo thành một tổ hợp 256 các giá trị có thể, hay 256 mức cường độ cho mỗi màu. Với hệ thống như thế, khoảng 16,7 triệu màu rời rạc có thể tái tạo.
Trên đây là khái niệm mà mình tìm hiểu được từ Wiki để chia sẻ với mọi người để đảm bảo tính chính xác, tuy nhiên nếu bạn quá khó hiểu, bạn cũng không cần hiểu quá kỹ làm gì.
Trên thực tế chúng ta chơi thủy sinh nên chỉ cần hiểu cơ bản về màu sắc và điểm khác nhau giữa đèn WRGB và đèn RGB như nào để có thể lựa chọn được dòng đèn phù hợp với nhu cầu.
Đèn RGB
Như đã chia sẻ ở trên, đèn RGB là đèn có 3 loại màu chính đó là R (Red) – G (Green) – B (Blue), đây là 3 màu chính có thể hòa quyện và tạo ra toàn bộ khoảng 16.7 triệu màu, một con số cực kỳ lớn. Đèn RGB chỉ có 3 màu sắc, tuy nhiên chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra ánh sáng màu trắng, một loại ánh sáng trung hòa giúp mọi vật có thể phản xạ ánh sáng và mắt của chúng ta có thể cảm nhận được bình thường toàn bộ màu sắc.
Ưu điểm
- Về chi số hoàn màu (CRI) các bạn có thể tìm hiểu thêm ở GG nhé. Về chỉ số hoàn màu ở các hệ đèn có bóng LED RGB thường ở mức từ 70 đến 90 điểm, đây là một con số khá cao giúp chúng ta cảm nhận được màu sắc của mọi vật.
- Nhưng như đã chia sẻ với mọi người, các đèn RGB thường có chỉ số hoàn màu ở mức trung bình và không quá cao. Điều này chính là vì mục đích chính mà chúng ta sử dụng đèn RGB đó chính là tạo ra màu sắc rực rõ và tăng độ ảo hơn cho động vật và thực vật thủy sinh. Và với màu sắc càng ảo, càng được tôn lên cao thì chỉ số CRI sẽ càng thấp.
- Vì đèn RGB được tạo ra từ 3 màu cơ bản, nên ánh sáng của đèn RGB thường có sự tương phản rất cao đặc biệt là với các dòng động vật và thực vật có những màu sắc cơ bản trong mô hình mà mình đã đề cập bên trên. Chính vì màu sắc của chúng được tổng hợp từ các màu cơ bản và hòa trộn như vậy nên khi phản chiếu tới mắt người cảm nhận, màu sắc của mọi thứ sẽ được cảm nhận rõ hơn dưới sự phản xạ của các tia ánh sáng mang màu sắc đó.
- Nếu bạn đã xem video bên trên, bạn sẽ thấy rõ các đèn có LED RGB sẽ có sự tương phản cao hơn giữa màu đỏ và màu xanh cũng như tăng cường được màu sắc giúp chúng ta nhìn thấy chúng rực rỡ và sinh động hơn so với các dòng đèn bình thường dùng LED trắng như đèn A601.
Nhược điểm
- Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm riêng của mình đó chính là việc ánh sáng sẽ tối hơn và thực vật sẽ lên màu sắc chậm hơn so với các dòng đèn LED sử dụng bóng W ( Lưu ý: là màu sắc thực khi chúng ta nhìn bằng ánh sáng mặt trời). Vì với mức tiêu thụ điện năng bằng nhau, đèn LED trắng sẽ có cường độ sáng tốt hơn giúp cây phát triển và quang hợp tốt hơn.
- Và với nhược điểm này, các nhà sản xuất sẽ phải tăng công suất đèn lên cao hơn để có thể cải thiện được việc này. Đó chính là lý do tại sao hiện tại các đèn LED RGB hiện tại thường có công suất đèn ở mức khá cao.
Đèn WRGB
Cũng như khái niệm bên trên chúng ta đã chia sẻ, đèn WRGB chính là dòng đèn sở hữu 4 loại bóng LED là W (White) – R (Red) – G (Green) – B (Blue). Khác với đèn RGB bên trên, dòng đèn này có thêm 1 dạng bóng LED W, với dạng bóng LED này mình sẽ xin tách ý và chia sẻ về ưu điểm và nhược điểm của dòng LED W này.
- Ưu điểm: LED W có ưu điểm là giá thành rẻ, ít tiêu tốn điện năng, khả năng phát sáng cao (Lument cao), chỉ số CRI cao.
- Nhược điểm: Ánh sáng sẽ có tính chất hơi bị ngà vàng và tạo cảm giác hơi đục nước.
Dưới đây là chia sẻ nghiên cứu đến từ hãng Week khi nghiên cứu làm Led cho đèn, các bạn có thể đọc và hiểu rõ hơn.
Chia sẻ từ hãng Week Aqua: Sau nhiều vòng thử nghiệm và đánh giá so sánh, chúng tôi đã chọn quang phổ RGB-UV làm dòng chính để nâng cấp loạt đèn. Trong quá trình thử nghiệm và nghiên cứu nên chúng tôi nhận thấy phổ RGB (3 trong 1) và WRGB (4 trong 1) khi nuôi trồng thủy sinh tạo hiệu ứng màu chậm hơn (chậm hơn có nghĩa là tạo màu sắc thực tế của thực vật). Ngoài ra còn có RGB + W do được trang bị các hạt ánh sáng Trắng nên nó có ưu điểm về độ sáng, tuy nhiên chúng đều có vấn đề nước màu vàng ở mức độ khác nhau, dẫn đến hiện tượng màu sắc không rõ ràng và hiệu ứng phong cảnh kém.
Tổng hợp các vấn đề trên, chúng tôi đưa ra phổ RGB-UV với những cải tiến:
- Sử dụng mạch dòng điện không đổi, dùng hạt đèn chip 35mil để tăng công xuất độ sáng, cùng điều kiện nguồn, độ sáng cao hơn phổ RGB của mạch điện trở.
- Được trang bị 35mil hạt đèn UVa chip lớn có thể giúp cây cối lên màu tốt hơn các dòng LED thường, đồng thời giải quyết vấn đề chậm lên màu của quang phổ RGB (3 trong 1) và nước bị màu vàng của quang phổ WRGB đơn màu (loại bóng LED đơn màu).
Bể thủy sinh phong cách hà lan
Ưu điểm
- Với cùng một lượng điện năng tiêu thụ, đèn led WRGB thường có cường độ sáng cao hơn vì có thêm bóng LED W. Chi phí rẻ hơn khi sử dụng các đèn LED có bóng W giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn.
- Mang trong mình bóng LED RGB nên chúng cũng có những ưu điểm mà bóng RGB bên trên mang đến.
Nhược điểm
- Vì có bóng LED trắng nên các đèn WRGB thường sẽ có màu hơi vàng trong ánh sáng, điều này sẽ khiến cảm giác nước không được trong. Và vì có bóng W nên độ tương phản của đèn WRGB thường sẽ kém hơn đèn RGB vì có màu W chung hòa điều này.
- Chỉ số CRI của đèn WRGB nhìn chung sẽ cao hơn đèn RGB vì có thêm bóng W, tuy nhiên với bể thủy sinh điều này sẽ khiến màu sắc của thực vật và động vật không được tươi, tương phản kém hơn, màu sẽ hơi có hiện tượng vàng và không sinh động bằng đèn RGB.
Tổng kết
Công nghệ LED ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, các nhà sản xuất cũng mang đến những dòng đèn có chất lượng cao và tăng cường hiệu quả từ các sản phẩm đèn thủy sinh. Sự khác biệt từ các dòng sản phẩm ngày càng được thu hẹp. Hiện tại với các dòng sản phẩm từ các hãng như Chihiros, Netlea, Week… đã gần như mang đến một chất lượng ngang bằng nhau. Điểm quan trọng là bạn sẽ chọn sản phẩm nào tùy vào sở thích cũng như những ưu điểm thiết kế mà dòng đèn mang đến cũng như mức giá mà bạn phải bỏ ra.
Hãy xem các video review và đánh giá trên Aqualibs để có thể lựa chọn cho mình dòng sản phẩm ưng ý và phù hợp với nhu cầu nhé.
Nếu bạn có đóng góp gì thêm về nội dung bài chia sẻ so sánh đèn RGB và WRGB này có thể bình luận bên dưới nhé, chúng mình sẽ cùng thảo luận và chia sẻ với nhau ạ.