Tại sao ráy thủy sinh bị vàng lá?
Tại sao ráy thủy sinh bị vàng lá?
Ráy thủy sinh là loại cây thủy sinh khỏe nhất mà mình từng biết. Tuy nhiên đôi khi vẫn có thể có nhiều vấn đề xảy ra khi bạn nuôi ráy như là ráy bị rữa hoặc là vàng lá.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Khi ráy bị vàng lá tức là chắc chắn đang có điều gì đó đang không ổn trong bể của bạn. Đôi khi ráy có thể bị vàng, rữa lá và hiện tượng này sẽ lan khắp bể nếu bạn không có biện pháp xử lý phù hợp.
Bạn không nên quá lo lắng khi ráy bị vàng lá, chỉ trừ trường hợp ráy bị nhiễm khuẩn và bị rữa lá thì chữa trị tình trạng này sẽ tương đối dễ dàng.
Thông thường ráy sẽ bị vàng do môi trường bể và chất lượng nước vậy nên bạn nên tập trung vào khắc phục các nguyên nhân này đầu tiên.
Bên dưới là một số nguyên nhân khiến cho ráy của bạn bị vàng lá và cách để chữa trị cho cây
Tại sao ráy lại bị vàng lá?
Nếu bạn phát hiện được nguyên nhân ráy bị vàng lá thì bạn sẽ đưa ra được hướng giải quyết nhanh và dễ dàng hơn.
1. Ráy bị rữa
Ráy, bucep có thể bị rữa do bị nhiễm khuẩn. Khi cây bị nhiễm khuẩn thì căn bệnh này có thể dễ dàng lan rộng khắp hồ và khó chữa. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ráy/ bucep đang bị rữa do nhiễm khuẩn là lá chúng bị rữa dần ở phía gần thân cây. Dần dần, phần cuống lá sẽ mềm và có cảm giác nhớt khi chạm vào.
Khi đó, thân cây cũng sẽ bị vàng, mất dần màu xanh và có thể chuyển nâu. Thân cây ráy bị bệnh có thể sẽ mềm, nhớt, có thể có những đốm vàng, nâu, trắng hoặc đen. Nếu căn bệnh trở nặng thì cây có thể bốc mùi.
Vi khuẩn gây bệnh cho ráy/bucep luôn có trong nước nên bạn khó có thể tránh được. Cách tốt nhất để tránh bệnh này là bạn cần phải giữ cho nước ổn định, sạch, cho cây dinh dưỡng, ánh sáng đầy đủ để cây có thể khỏe. Từ đó, chúng có thể tự chống được vi khuẩn gây bệnh.
Khi cây bị rữa do vi khuẩn thì đầu tiên là bạn cần phải sử dụng dao/kéo sắc để cắt bỏ phần bị rữa, chỉ để lại phần cây xanh/ mạnh khỏe. Sau đó bạn hãy tách cây ra bể riêng để tránh cây lây bệnh sang những cây khỏe mạnh khác. Sau đó, sử dụng các loại thuốc chữa bệnh để châm vào bể. Nếu bạn may mắn, cây sẽ khỏe dần, hiện tượng rữa sẽ dừng lại và lá mới sẽ mọc lên từ thân cây.
2. Ráy không được trồng đúng cách
Khi bạn trồng ráy trong bể, bạn không bao giờ nên vùi thân của cây xuống dưới nền. Các loại cây thân rễ khác như là dương xỉ, bucep khác cũng vậy. Thông thường bạn có thể gắn cây lên đá và lũa bằng chỉ hoặc bằng sợi cước. Tuy vậy, Để có thể buộc cây vào đá hay lũa thì cần phải tỉ mỉ và sẽ tốn nhiều thời gian.
Cách dễ nhất để có thể trồng các loại cây này là sử dụng keo dán thủy sinh chuyên dụng. Hoặc bạn đơn giản là nhét cây vào các khe đá hoặc khe gỗ, đảm bảo cây không bị trôi ra ngoài.
Khi cây phát triển thêm thì rễ của chúng sẽ mọc và tự động bám vào đá, lũa, nhiều khi rễ sẽ cắm xuống nền và hút dinh dưỡng dưới đó.
3. Ráy đang làm quen với nước
Nếu bạn mới mua ráy và trồng chúng vào trong bể thì đôi khi ráy có thể bị vàng lá và lá chết dần. Ráy có thể cần vài tuần để có thể làm quen với môi trường mới.
Thông thường tại các cửa hàng thủy sinh, ráy được trồng trên cạn. Khi bạn cho chúng vào môi trường nước thì cây cần vài tuần để làm quen. Lá già của cây có thể bị vàng, chết, để lại chỗ cho lá con mới mọc lên.
Bạn nên để ý kỹ cây vài tuần sau khi vừa mới mua. Nếu cây vẫn phát triển trồi lá non thì chứng tỏ rằng cây vẫn đang ổn.
4. Ráy bị thiếu sáng
Giống như nhiều loài cây khác, ráy cũng cần ánh sáng để có thể phát triển. Ráy là loài cây sống khỏe, dễ sống và không cần quá nhiều ánh sáng nhưng bạn vẫn nên có một nguồn sáng tốt cho cây.
Lượng sáng tối thiểu để chiếu cho cây là vào khoảng 6 tiếng mỗi ngày. Nếu bể của bạn quá to thì bạn thậm chí phải mua và sử dụng thêm một đèn thủy sinh nữa để ánh sáng có thể lan đều trong bể. Để điều chỉnh thời gian chiếu sáng tốt hơn thì bạn có thể sắm một chiếc ổ cắm hẹn giờ.
5. Bể cây bị thiếu dưỡng
Nhiều loại cây thủy sinh bao gồm cả ráy sẽ bị vàng lá khi chúng bị thiếu dưỡng.
Xem thêm: Cây thủy sinh bị vàng lá
Cây có thể là các nguyên tố đa lượng như Nitơ, Canxi, Magie, Kali hoặc vi lượng như là Sắt. Khi cây gặp vấn đề về dinh dưỡng, chúng sẽ không thể tổng hợp được diệp lục để có thể tạo ra màu xanh được.
Nếu bể cá của bạn đã làm lâu thì khả năng cao là dưỡng từ phân nền đã cạn dần. Ráy có thể sống được dựa vào dưỡng từ thức ăn thừa và phân cá. Tuy nhiên, dù chúng có thể sống được nhưng ráy sẽ khó có thể phát triển nếu bể bị cạn dưỡng.
Mình khuyên bạn nên dùng Seachem Flourish.
Seachem Flourish là loại phân nước có thể kiếm ở mọi cửa hàng cá cảnh và giá cả cũng phải chăng.
Loại phân nước này đã được thử nghiệm nhiều và có kết quả tốt nhất cho những bể ít ánh sáng, đơn giản. Có những loại phân nước để bể sung dinh dưỡng cụ thể cho cây như phân kali, phân bổ sung sắt tuy nhiên bạn chỉ cần mua loại phân nước tổng hợp là được.
Ngoài seachem flourish thì bạn cũng có thể sử dụng các loại phân nước khác như là phân nước az hoặc là phân nước thủy mộc
Bạn nên sử dụng loại phân nước all in one thay vì cố xác định chính xác loại dưỡng cá đang thiếu. Nguyên nhân là bởi thường thì ráy sẽ thường bị thiếu nhiều loại dưỡng cùng một lúc.
6. Lá cây bị già
Không may là lá cây ráy cũng có tuổi thọ nhất định. Khi lá cây bị già chúng sẽ bị vàng dần và chết đi. Cây sẽ liên tục phát triển, lan rộng và mọc lá mới nếu bạn tiếp tục cung cấp cho chúng môi trường sống và dinh dưỡng tốt. Nếu bạn phát hiện chỉ có một vài lá lớn bị vàng thì có lẽ nguyên nhân là lá chỉ bị già mà thôi.
Trong trường hợp này bạn sẽ không làm gì được. Bạn có thể cắt các lá cây bị già đi để lá con có ánh sáng cũng như là không gian để phát triển.