Tép đỏ – Red Cherry Shrimp
Tép đỏ hay còn được gọi là tép Anh Đào (Red Cherry Shrimp)
Red Cherry thuộc họ Neocaridina davidi là một loài tép nước ngọt có nguồn gốc từ miền đông Trung Quốc và miền bắc Đài Loan và được du nhập vào Việt Nam trong khoảng 10-15 năm lại đây,chúng thường được nuôi trong bể thủy sinh. Màu sắc gốc ngoài tự nhiên của tép là xanh nâu.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Trong tự nhiên chúng có nhiều màu sắc bao gồm đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, xanh dương, tím, đen, v.v.; tuy nhiên, hình thái màu đỏ được biết đến thường xuyên hơn. Mật độ màu sắc đậm nhạt trên tép trưởng thành, phụ thuộc vào quá trình sinh sản, quyết định phẩm giá và “chất lượng” (phân loại) của chúng.
Tép đỏ hay còn được gọi là tép Anh Đào (Red Cherry Shrimp). Tép đỏ là loại tép kiểng thường được mọi người nuôi ở hồ thủy sinh, được xuất xứ tại Đài Loan. Đây là loài tép cảnh rất phổ biến và dễ dàng mua tại Việt Nam.
Loài tép đỏ này có vỏ cứng, rất dễ nuôi. Nếu bạn là người mới bắt đầu nuôi tép thì không nên bỏ lỡ loài tép này. Một khi bạn đã chăm sóc tốt thì tuổi thọ của loài tép đỏ này có thể lên đến 1~ 2 năm.
Tép đỏ chủ yếu nuôi trong hồ thủy sinh có rêu, đặc biệt chúng rất thích ăn tảo nhưng sẽ không phá hoại cây. Tép đỏ rất nhạy cảm với đồng (CU), trước khi đổ thức ăn hoặc thuốc vào bể thì bạn nên kiểm tra thật kỹ nhãn sản phẩm trên bao bì nhé.
Bạn cần bổ sung thêm các loại đậu que luộc, dưa leo, cà rốt đã luộc chín trước khi cho tép ăn. Bạn cũng không nên bỏ lỡ lá bảng khi nuôi tép cảnh, lá này sẽ bổ sung chất đề kháng cho tép, có thể khiến tuổi thọ kéo dài hơn.
Tép RC (Red Cherry Shrimp) – Tép đỏ là loại tép kiểng thường được nuôi trong các hồ thủy sinh. Với màu sắc đỏ tự nhiên từ đậm cho tới khoang đỏ trắng nhìn rất bắt mắt, tép RC đã trở thành một loài tép kiểng khá thông dụng ở Việt Nam.
Với sức sống khá mạnh mẽ ở môi trường thủy sinh, tép RC chịu được nhiệt độ từ 14 – 30 độ C, pH từ 6.2 đến 8.0, tép RC rất thích hợp cho những người bắt đầu tập tành nuôi tép trong thế giới thủy sinh.
Màu sắc của loài tép đỏ đa dạng màu và đẹp tự nhiên, nhưng màu phổ biến nhất vẫn là màu đỏ nên được người ta đặt tên là tép đỏ.
- Tên khoa học của tép RC: Neocaridina heteropoda
- Tên thông dụng: Tép RC – Tép Đỏ – Tép Red Cherry
- Xuất xứ: Taiwan
- pH cho tép RC: 6.2 – 8.0
- Nhiệt độ: 14 – 30 oC. (thường thì từ 24-28 thì tốt cho tép RC nhất)
- Đời sống: 1 – 2 năm
- Thời gian mang thai tép RC: 30 ngày
- Kích thước: tép RC trưởng thành có kích thước từ 2 – 4 cm
Tép RC thường được nuôi trong các hồ thủy sinh có rêu, chúng thường ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá. Màu sắc của tép RC phụ thuộc vào nguồn thức ăn, con giống và màu sắc của nền hồ. Nếu nền hồ của bạn màu trắng sáng thì cường độ màu sắc của tép cũng nhạt đi và ngược lại.
Hành vi của tép RC
Tép RC thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên tép RC sẽ lột xác theo định kỳ và lúc đó chúng ta sẽ thấy những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép RC mái mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hóc đá v.v……… nếu tép RC cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẻ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. Vì vậy tép RC cần sự ổn định về nguồn nước trong hồ thủy sinh và thường ít khi nuôi chung được với bất kỳ con cá nào.
Chăm sóc tép RC
Tép RC rất dễ nuôi, chỉ cần giữ ổn định nguồn nước và nhiệt độ hồ thủy sinh theo yêu cầu. Hạn chế nuôi chung với loài cá khác, muốn nuôi chung với tép khác thì hãy nghiên cứu trước. Ngoài ra lắp 1 hệ thống lọc sẵn sẽ giúp nguồn nước luôn sạch và tạo điều kiện tốt cho tép RC sống khỏe mạnh.
Thức ăn của tép RC
Tép RC là loài ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn thông thường cho cá. Ngoài ra nên bổ sung tảo để giúp tép RC có thể đỏ hơn. Bạn có thể dùng lá dâu tầm , rau luộc hay lá bàng khô để tạo nguồn thức ăn cho tép RC.
Giới tính và sinh sản của tép RC
Tép RC mái thường to hơn và nhiều màu hơn con đực. Những con mái có đuôi to hơn và chúng hay có 1 vệt cam vàng trên lưng như yên ngựa, đó là dấu hiệu cho sự phát triển và con mái có thể ôm trứng sinh sản.
Chỉ cần điều kiện tốt và ổn định trong hồ thủy sinh thì tép RC rất dễ sinh sản. Tép RC ôm trứng từ 20-30 trứng và trứng nở trong vòng 2-3 tuần. Trứng của tép RC ôm dưới bụng và sẽ sậm màu hơn khi chúng chuẩn bị nở. Tép RC con khi nở ra có kích thước khoảng 1mm, chúng thường ẩn nấp trong các đám rêu, hay dưới nép lá. Bạn sẽ thấy tép RC con khi chúng lớn được vài ngày.
Những lưu ý cơ bản khi nuôi tép RC
- Tránh xa chất đồng trong hồ cá thủy sinh, các vật dụng bằng đồng dễ giết các sinh vật trong hồ, nhất là tép RC
- Kiểm tra pH thường xuyên theo định kỳ
- Thả nhiều nguồn tép RC khác nhau để tránh bị đồng huyết, màu sắc của tép RC sẽ đẹp hơn.
- Tép RC chỉ có thể nuôi chung với một loài tép khác và ốc khác, hạn chế nuôi tép RC chung với cá.
- Cá nuôi chung với tép RC an toàn : Cá Otto
- Cá gây nguy hiểm cho tép RC con: 7 màu, bút chì , cá trâm, mún, neon v.v…
- Chóng chỉ định cá nuôi chung với tép RC: thần tiên, phượng hoàng, secam, các loài cá miệng to.